Ở giai đoạn 1848- 1878, có thể thấy Tự Đức rất coi trọng việc bảo vệ biên cương. Ông luôn tìm ra những biện pháp cấp bách để có thể đẩy lùi tình trạng bất ổn về an ninh, quốc phòng ở các tỉnh biên giới phía Bắc. Cùng THPT Chu Văn An tìm hiểu Tự Đức là ai nhé!
Tự Đức là ai?
Tự Đức là ai?
Tự Đức là vua thứ 13 của nhà Nguyễn. Theo sách Chín đời chúa, Tự Đức là người chăm chỉ, cần mẫn, nhân từ, luôn hết lòng vì nước, vì dân. Trong số 13 vị vua thời Nguyễn, Tự Đức được xem là vị vua nổi tiếng nhất với thời gian tại vị lâu nhất.
Được tài trợ
Đồng thời, ông là người có trình độ cao về học vấn Đông Dương, đặc biệt là Nho học. Tháng 10 nǎm 1847, Hồng Nhậm lên ngôi vua, đặt niên hiệu là Tự Đức, lúc đó 19 tuổi.
Được tài trợ
Vua Tự Đức tên thật là gì?
Vua Tự Đức tên thật là Nguyễn Phúc Hồng Nhậm. Vua Tự Đức sinh ngày 22/9/1829. Vua Tự Đức là vị vua tài hoa, hiếu thảo nhất triều Nguyễn.
Thân thế vua Tự Đức
Tự Ðức con vua Thiệu Trị, sinh ngày 25 tháng 8 năm Kỷ Sửu (22-9-1829). Thiệu Trị có 64 người con, 29 Hoàng tử, 35 Hoàng nữ. Nhà vua là con thứ hai, An Phong công Hồng Bảo sinh trước nhưng là con vợ thứ.
Mẹ là Từ Dụ Hoàng Thái hậu, tên húy Phạm Thị Hằng, quê quán tại huyện Tân Hoà, tỉnh Gò Công; con quan Thượng thư bộ Lại Phạm Ðăng Hưng. Bà Từ Dụ được tuyển vào cung năm 14 tuổi, một năm sau sinh Diên Phúc Công chúa, năm 19 tuổi sinh nhà vua.
Vua Tự Đức cai trị đất nước như thế nào?
Về kinh tế
Tự Đức khuyến khích phát triển nông nghiệp, khai hoang, trị thủy. Nhằm đẩy mạnh sản xuất, tích trữ lúa gạo tại chỗ đối phó với tình trạng không thể vận chuyển lúa gạo từ trong Nam ra (năm 1860, Pháp đánh chiếm miền Nam).
Đầu tư vào một số ngành nghề như trồng dâu nuôi tằm, công nghiệp khai khoáng. Nhà nước còn chú trọng đến giao thông vận tải, phát triển thương nghiệp.
Về văn hóa, giáo dục
Vua Tự Đức phát triển Nho học truyền thống. Đồng thời, Tự Đức bắt đầu chú trọng, khuyến khích học ngoại ngữ; kỹ thuật phương Tây; xuất dương du học.
Tuyển dụng võ quan bằng cách mở khoa thi Tiến sĩ võ. Xây dựng đền thờ, tổ chức cúng tế cho những tấm gương trung hiếu tiết nghĩa, ghi nhớ những người bỏ mình vì việc nước.
Cuộc xâm lược của Pháp
Ngày 1/9/1858, liên quân Pháp – Tây Ban Nha nổ súng tấn công cửa biển Đà Nẵng. Đã mở đầu cuộc xâm lược của thực dân phương Tây ở Việt Nam, uy hiếp cửa ngõ phía Nam của kinh đô Huế; đe dọa sự tồn vong của triều đình nhà Nguyễn.
Vua Tự Đức một mặt đưa quân vào Đà Nẵng chống đỡ; một mặt tích cực tiến hành công tác tổ chức phòng thủ các cửa ải, cửa biển trên đất Thừa Thiên và kinh đô Huế. Ông tổ chức tập trận nhằm đảm bảo sức chống đỡ của kinh đô một khi quân Pháp tiến đánh.
Từ ngày 18/8/1883 đến ngày 5/7/1885, là giai đoạn nhân dân Thừa Thiên Huế và triều đình nhà Nguyễn trực tiếp đối đầu với lực lượng quân đội xâm lược Pháp ngay trên đất kinh đô Huế. Tuy chỉ rất ngắn ngủi về mặt thời gian, song đây là giai đoạn kết thúc sự tồn vong của nền độc lập dân tộc nói chung, của Thừa Thiên Huế nói riêng vào cuối thế kỷ XIX.
Vua Tự Đức qua đời
Vua Tự Đức qua đời khi nào?
Vua Tự Đức qua đời năm 1883, khi bệnh đã nan nguy, biết không thể qua khỏi. Vua Tự Đức gọi ba phụ chính đại thần là Trần Tiễn Thành, Nguyễn Văn Tường và Tôn Thất Thuyết lại để thảo chiếu nhường ngôi cho Nguyễn Phúc Ưng Chân. Sau khi vua Tự Đức băng hà, Nguyễn Phúc Ưng Chân lên ngôi kế vị ngày 19/7/1883.
Vua Tự Đức mất năm nào? bao nhiêu tuổi?
Vua Tự Đức mất ngày 16 tháng 6 nǎm Quý Mùi (1883). Tự Đức trị vì được 35 nǎm, thọ 55 tuổi. Sau khi mất, bài vị nhà vua được đưa vào thờ trong Thế Miếu và có Miếu hiệu Dực Tông Anh Hoàng đế.
Lăng vua Tự Đức ở đâu? gọi là gì?
Lăng vua Tự Đức ở Huế được cất trên mảnh đất thanh bình; trong một thung lũng hẹp thuộc làng Dương Xuân Thượng, tổng Cư Chánh, xã Thủy Biểu. Lăng Tự Đức còn gọi là Khiêm Lăng.
Nay đây hiện thuộc thôn Thôn Thủy Ba, phường Thủy Xuân, thành phố Huế, nằm bên phải đồi Cảnh Vọng thơ mộng. Đây là một điểm đến hấp dẫn khách bậc nhất trong số các khu lăng tẩm của vua chúa ở Cố đô Huế.
Tấm bia ở lăng vua Tự Đức có gì đặc biệt?
Bia Khiêm Cung Ký là tấm bia khắc bài văn bia do chính hoàng đế Tự Đức (1848-1883) soạn thảo năm 1871. Nội dung văn bia không chỉ ghi lại tâm tư của một vị hoàng đế đang trong tình trạng “lực bất tòng tâm”; tâm trạng của ông trước nhiều thử thách và sự đổi thay của vận mệnh đất nước.
Mà còn cung cấp những thông tin cụ thể về hình thế cảnh quan phong thủy xung quanh khu vực lăng mộ của nhà vua. Xét cả về nghệ thuật tạo hình, trang trí mỹ thuật và nội dung bài ký, bia Khiêm Cung Ký có hình thức và nội dung độc đáo nhất trong các bia đá cùng loại ở Việt Nam. Năm 2015, Bia Khiêm Cung Ký được công nhận Bảo vật quốc gia Việt Nam.
Vua Tự Đức được đánh giá là vị vua như thế nào?
Cách cai trị của vua Tự Đức
Tự Đức là vị vua triều Nguyễn trị vì trong giai đoạn lịch sử có biến động lớn là sự xâm lược của thực dân Pháp. Bản thân nhà vua và nhiều cộng sự cũng như triều đại đã rất cố gắng bảo vệ đất nước; vẫn không vượt qua được những thử thách. Nhưng nhiều người trong hậu thế đã đổ hết trách nhiệm cho vua Tự Đức với cách nhìn nhận, đánh giá rất ác cảm về vị vua hay chữ này.
Theo sách Đại Nam thực lục, trước yêu cầu canh tân đất nước. Nhà Nguyễn với vai trò chủ thể của việc tiếp nhận và triển khai chương trình cải cách duy tân đã không quay lưng. Tất cả đều được vua Tự Đức và triều thần đọc kỹ; xem xét và bàn luận nên cho thực hiện hay gác qua một bên; thực hiện toàn bộ kiến nghị hay chỉ một phần.
Thái độ và cách làm này cho thấy vua Tự Đức cũng rất ý thức cần phải canh tân để tồn tại; chứ không hoàn toàn mù quáng vứt bỏ điều trần như một số công trình trước đây đã viết.
Văn học
Tự Đức là một hoàng đế, đồng thời là một tác gia. Ông có khối lượng sáng tác khá đồ sộ và phong phú cả nội dung lẫn hình thức. Từ đó, tên tuổi của Tự Đức đã đi vào lịch sử văn học. Hiện nay, tại kho tư liệu văn bản cổ Viện Hán Nôm Hà Nội còn lưu được nhiều tác phẩm của ông, không kể những bài viết rải rác, đã có 19 tác phẩm.
Vị vua có hiếu
Tự Đức là người con rất có hiếu với mẹ là bà Từ Dũ. Tự Đức quy định ngày lẻ thì thiết triều, ngày chẵn vào chầu thǎm mẹ. Mỗi tháng 15 ngày thiết triều, 15 ngày vào hầu mẹ.
Khi vào hầu thì sửa mình, nén hơi, quỳ xuống hỏi thǎm sức khoẻ; rồi cùng mẹ luận bàn kinh sách và sự tích xưa nay, nhất là chính sự. Bà Từ Dũ là người thuộc nhiều sử sách, biết nhiều chuyện cổ kim. Hể mẹ nói gì là vua ghi ngay vào cuốn sổ nhỏ gọi là “Từ huấn lục”.
Gia quyến
Vua Tự Đức là con ai?
Vua Tự Đức là con trai thứ hai của hoàng trưởng tử Nguyễn Phúc Miên Tông (con vua Minh Mạng) và bà Phạm Thị Hằng (tức bà Từ Dũ sau này). Tuy nhiên vấn đề vị vua này thực sự là con ai lâu nay vẫn có nhiều luồng dư luận khác nhau.
Vua Tự Đức có bao nhiêu phi tần, ngự thiếp? vợ vua Tự Đức là ai?
Vua Tự Đức có đến 103 phi tần, ngự thiếp. Vợ vua Tự Đức là Hoàng hậu Võ Thị Duyên. Cùng với việc sử dụng các phương thuốc, nhưng đến năm 35 tuổi vẫn chưa có con, thậm chí vua còn hạ cố lấy một phụ nữ đã qua một đời chồng, có nhiều con mà vẫn “vô hậu”. Tự Đức thể trạng yếu đuối, từ nhỏ mắc bệnh đậu mùa nên rất kém về đường sinh lý.
Vua Tự Đức có bao nhiêu con? con nuôi vua Tự Đức là ai?
Vua Tự Đức không con, có 3 người con nuôi: Ưng Chân (sinh 11.2.1853), Ưng Đường (sinh 19.2.1864) và Ưng Đăng/Hổ (sinh 12.2.1869). Công tử Ưng Chân (Dục Đức) được vua Tự Đức nhận làm con nuôi năm 1868, lúc đã 17 tuổi (ta); sau khi công tử Ưng Đường (Đồng Khánh) được làm con nuôi từ năm 1865 lúc mới 2 tuổi (ta).
Đến xuân năm 1870, vua nhận nuôi thêm người em ruột cùng mẹ của Ưng Đường; cũng vừa lên 2 tuổi, tên là Ưng Đăng/Hổ (Kiến Phúc).
Trên đây là những điều liên quan đến vị vua Tự Đức. Hy vọng qua bài viết này các bạn đã biết Tự Đức là ai và Vua Tự Đức được đánh giá là vị vua như thế nào? Cùng đón chờ những bài viết sau của THPT Chu Văn An nhé!