Biểu mẫu giáo dục

Phiếu đánh giá tiết dạy Tiểu học năm học 2020 – 2021 Phiếu dự giờ cấp Tiểu học

Phiếu đánh giá tiết dạy được sử dụng trong những tiết dự giờ, nhằm đánh giá kỹ năng sư phạm của thầy cô đang giảng dạy. Giúp thầy cô đang giảng dạy biết được những điểm mạnh, điểm yếu của bản thân để khắc phục, nhằm nâng cao chất lượng giảng dạy.

Phiếu đánh giá tiết dạy có các tiêu chí khác nhau, tương ứng với mỗi tiêu chí sẽ có một mức điểm cụ thể mà các thầy cô dự giờ sẽ đánh giá các thầy cô giáo đang giảng dạy, cuối cùng tổng hợp điểm cho ra một kết quả chung. Ngoài ra, thầy cô cấp THCS cũng có thể tải Mẫu phiếu đánh giá tiết dạy cấp THCS. Vậy mời thầy cô cùng theo dõi 3 mẫu phiếu đánh giá tiết dạy trong bài viết dưới đây:

Phiếu đánh giá tiết dạy lớp 1 năm học 2020 – 2021

PHIẾU ĐÁNH GIÁ TIẾT DẠY
(Cấp tiểu học)

Họ tên người dạy:………………………………………………………

Tên bài:……………………………..……Tiết PPCT………………….

Môn:……………Lớp:……Tiết thứ :……..Ngày dạy:………………..

Họ tên người cùng dự:…………………………………………………

Diễn biến bài giảng
(Theo nội dung cần trao đổi)
Nhận xét
(Ưu, nhược điểm)

1. Nhận xét chung

Các mặt Tiêu chí đánh giá Điểm tối đa Điểm đánh giá Nhận xét
Nội dung (6 điểm) 1. Xác định được vị trí, mục tiêu và kiến thức kĩ năng trọng tâm bài học. 2,5
2. Học sinh đạt được các phẩm chất, năng lực trong bài học. 2,0
3. Có tính cập nhật, liên hệ thực tiễn thể hiện tính giáo dục. 1,5
Phương pháp (10 điểm) 4. Tổ chức hoạt động học tập linh hoạt sáng tạo và phù hợp để đạt mục tiêu bài học. 2,5
5. Các phương tiện dạy học sử dụng hợp lí, hiệu quả. 1,0
6. Các nhiệm vụ giao cho học sinh đa dạng, có tính phân hoá cho đối tượng, kích thích sự sáng tạo của học. 2,0
7. Học sinh tham gia học tập* Chủ động, tích cực, tự giác, sáng tạo phù hợp với nhận thức từng đối tượng.* Có sự tương tác, hợp tác. 3,0
8. HS được tạo điều kiện liên hệ những kiến thức đã biết để phát hiện kiến thức mới, rèn luyện kĩ năng, vận dụng vào thực tế. 1,0
9. Phân bố thời gian cho các hoạt động hợp lí. Đảm bảo thời gian quy định 0,5
Đánh giá(4 điểm) 10. Tổ chức hoạt động đánh giá linh hoạt phù hợp, kết hợp đánh giá của GV và HS. 1,0
11. HS có cơ hội tự đánh giá và đánh giá lẫn nhau. 1,0
12. Đạt được mục tiêu bài học. 2,0
Tổng cộng 20,0
Xếp loại

Ngày …… tháng …… năm …..….

NGƯỜI DẠY
(Ký, ghi rõ họ tên)

NGƯỜI ĐÁNH GIÁ
(Ký, ghi rõ họ tên)

2. Cách xếp loại:

+ Loại giỏi: Điểm tổng cộng đạt từ 17-20 điểm, các yêu cầu 2,4,5,7,9, đạt điểm tối đa (Tổng cộng 9 điểm)

+ Loại khá: Điểm tổng cộng đạt từ 13-16,5 điểm, các yêu cầu 2,4,7 đạt điểm tối đa (tổng cộng 7,5 điểm)

+ Loại trung bình: Điểm tổng cộng đạt từ 10 -12,5 điểm, các yêu cầu 2 và 4 đạt điểm tối đa (tổng cộng 4,5 điểm)

+ Yếu, kém: (dưới 10 điểm)

Phiếu đánh giá tiết dạy theo Chương trình VNEN

PHÒNG GD&ĐT…………….

Trường Tiểu học……………

PHIẾU ĐÁNH GIÁ TIẾT DẠY
(Đối với lớp học chương trình VNEN)

Tiết số:…………………………..……………….

Họ và tên người dạy:…………………………..

Tên bài dạy:……………ôn:…………Lớp:……

Loại giờ dạy (dự đột xuất; thao giảng, hội giảng đăng kí tiết dạy tốt…): ……………

Ngày tháng dự: ……………………………………………………………………………………………

CÁC LĨNH VỰC

TIÊU CHÍ

ĐIỂM TỐI ĐA

ĐIỂM ĐÁNH GIÁ

I. KỸ NĂNG ĐIỀU HÀNH TỔ CHỨC, HƯỚNG DẪN HỌC (4đ)

1. Chỉ dẫn hoạt động nhóm rõ ràng, dễ hiểu.

2. Đảm bảo 10 bước học tập, 5 bước giảng dạy.

3. Điều hành đảm bảo nhịp độ hoạt động giữa các cá nhân và các nhóm.

4. Giám sát quá trình học tập của học sinh trên lớp để hỗ trợ kịp thời và đáp ứng nhu cầu học sinh theo trình độ tiếp thu, tác động đến các nhóm, các đối tượng.

5. Phát huy được hoạt động tự quản của học sinh.

0,5

0,5

1

1

1

II. NỘI DUNG HỌC TẬP (3đ)

1. Giáo viên xác định được bước hoạt động học tập có tính chất quan trọng trong chuỗi hoạt động của học sinh nhằm hình thành kiến thức mới để tập trung hỗ trợ.

2. Có sáng tạo trong điều chỉnh tài liệu học tập, phương pháp cho phù hợp đặc điểm lớp học.

1

2

III. KỸ NĂNG ĐÁNH GIÁ HỌC SINH (3đ)

1. Sử dụng các hình thức, công cụ đánh giá một cách hợp lý để hỗ trợ theo dõi tiến độ học tập hs và việc hoàn thành bài học của HS.

2. Biết điều chỉnh nhịp độ học tập của học sinh và của các nhóm sau đánh giá.

2

1

IV. THÁI ĐỘ SƯ PHẠM (3đ)

1. Tác phong sư phạm chuẩn mực, gần gũi, ân cần với học sinh.

2. Tôn trọng và đối xử công bằng với học sinh.

3. Kịp thời giúp đỡ học sinh có khó khăn trong học tập, động viên để mỗi học sinh đều được phát triển năng lực học tập.

1

1

1

V. CHUẨN BỊ ĐỒ DÙNG VÀ KHAI THÁC MÔI TRƯỜNG HỌC TẬP (2đ)

1. Chuẩn bị đủ các phương tiện, đồ dùng cần thiết cho tiết học

2. Chỉ dẫn học sinh tương tác với các góc học tập, đồ dùng , thiết bị trong lớp học.

3. Hợp tác với cha mẹ học sinh, cộng đồng để hỗ trợ việc học tập của học sinh ( hợp tác làm đồ dùng, hợp tác phần ứng dụng của bài học vv…)

1

0,5

0,5

VI. HIỆU QUẢ HỌC TẬP (5đ)

1. Tiến trình dạy hợp lí, nhẹ nhàng; các hoạt động học tập diễn ra tự nhiên, hiệu quả và phù hợp với đặc điểm học sinh tiểu học.

2. Học sinh tích cực, có tình cảm, thái độ đúng.

3. Học sinh nắm được kiến thức, kĩ năng cơ bản của bài học và biết vận dụng kiến thức đã học vào thực tế

4. Học sinh tự tin, biết hợp tác, có kĩ năng điều hành, tự quản lớp học tốt;.HS biết tự đánh giá.

1

1

2

1

XẾP LOẠI TIẾT DẠY:

  • Loại Tốt : 18 – 20
  • Loại Khá: 14 – 17,5
  • Loại Trung bình: 10 – 13,5
  • Loại Chưa đạt: Dưới 10

Ghi chép những điều quan sát được

Nhận xét của người dự

Nhận xét chung về tiết dạy Ưu điểm

Những tồn tại

Họ tên người dự giờ:………………………………………

Chức vụ:…………………………………………………….

……., ngày………tháng………năm………

(Ký ghi rõ họ tên)

Phiếu đánh giá tiết dạy giáo viên Tiểu học

ĐƠN VỊ: ………………………………..

PHIẾU ĐÁNH GIÁ TIẾT DẠY

GIÁO VIÊN TIỂU HỌC

Họ và tên người dạy:…..……..Đơn vị:………..

Tên bài dạy:………….……..Môn:………………

Lớp:……………… Ngày dạy:…………………..

Lĩnh vực

Mục

Yêu cầu cần đạt

Điểm của mục

Điểm đánh giá

1.

Kiến thức, kỹ năng, năng lực, phẩm chất (6,0đ)

1.1

Đảm bảo chuẩn kiến thức kỹ năng cơ bản của bài dạy; bài học được điều chỉnh nội dung sát với trình độ tiếp thu, phát triển của học sinh.

2

1.2

Các đơn vị kiến thức, kỹ năng đảm bảo tính tích hợp về giáo dục, gắng với đời sống học sinh; kích thích học sinh tìm hiểu, vận dụng sáng tạo kiến thức đã học vào thực tiễn cuộc sống.

2

1.3

Chú trọng hình thành và phát triển các năng lực, phẩm chất của học sinh phù hợp với nội dung, yêu cầu của bài dạy.

2

2.

Hình thức, phương pháp tổ chức dạy học (8,0đ)

2.1

Lựa chọn linh hoạt, sáng tạo các hình thức tổ chức dạy học; có kỹ năng hướng dẫn các nhóm học tập; giám sát quá trình học của học sinh để hỗ trợ kịp thời theo trình độ tiếp thu; có tác động nhóm và các đối tượng học sinh.

2

2.2

Vận động linh hoạt, sáng tạo các phương pháp, kỹ thuật dạy học phù hợp với bài dạy và đối tượng học sinh; kích thích hưng phấn học tập của mọi đối tượng học sinh; giờ học diễn ra tự nhiên, chủ động và tích cực.

2

2.3

Quan sát và xử lý tốt các tình huống trong tiết dạy; kịp thời nắm bắt nhu cầu của học sinh để khích lệ và đưa ra biện pháp giúp đỡ mọi đối tượng học sinh, đảm bảo các em có cơ hội hoàn thành nhiệm vụ bài học.

2

2.4

Tác phong giáo viên sư phạm mẫu mực; gần gũi; yêu thương và giúp đỡ học sinh.

2

3.

Tác động của giờ dạy (6,0đ)

3.1

Học sinh tham gia bài học một cách chủ động, tích cưc, tự giác và hứng thú; có kỹ năng tương tác, kỹ năng tự đánh giá và đánh giá bạn trong tiết học.

2

3.2

Mọi học sinh được quan tâm hình thành và phát triển năng lực, phẩm chất cần thiết thông qua tiết dạy.

2

3.3

Học sinh nắm bắt được kiến thức, kỹ năng cơ bản của bài học và có khả năng trãi nghiệm ứng dụng.

2

Điểm tổng cộng

20/20

………/20

Kết quả đánh giá: Điểm giờ dạy…………../20. Xếp loại…………….…..

Những điểm cần lưu ý:

  • Điểm lẻ cho từng mục đến 0,5đ
  • Xếp loại: Đạt yêu cầu trở lên →không có mục nào điểm 0. Trong đó:
  • Tốt: 18-20 điểm (Các mục 1.2; 2.2; 3.3 1,5 điểm)
  • Khá: 14-<18 (Các mục 1.2; 2.2; 3.3 1,0 điểm)
  • Trung bình: 10-<14 (Các mục 1.2; 2.2; 3.3 1,0 điểm)
  • Chưa đạt: < 10 điểm.

PHẦN QUAN SÁT, GHI CHÉP LỚP HỌC

NỘI DUNG QUAN SÁT

NHỮNG ĐIỀU QUAN SÁT ĐƯỢC

Ý KIẾN, NHẬN XÉT CỦA NGƯỜI DỰ

1. Tổ chức hoạt động

2. Hoạt động học tập của học sinh

3. Cách thức giáo viên hướng dẫn học sinh

4. Cách thức giáo viên giám sát và hỗ trợ việc học tập của từng nhóm/ từng học sinh

5. Sử dụng đồ dùng và vật liệu trong dạy học

6. Nhận xét, đánh giá kết quả học tập của học sinh

7. Những nội dung khác

Nhận xét chung về tiết dạy.

1. Ưu điểm:………………………………………………………………………………………………….

………………………………………………………………………………………… …………………..

2. Hạn chế: ……………………………………………………………………………………………….

………………………………………………………………………………………… …………………….

Người dạy Nguời dự
(Ký và ghi rõ họ tên) (Ký và ghi rõ họ tên)

Nguyễn Thị Hương Thủy

Cô giáo Nguyễn Thị Hương Thủy tốt nghiệp trường Đại học Sư phạm Hà Nội và hiện đang tham gia giảng dạy môn Ngữ Văn tại trường THPT Chu Văn An. Cô có 20 năm kinh nghiệm giảng dạy, dẫn dắt nhiều thế hệ học sinh đạt những thành tích cao và đặt chân vào các trường đại học danh tiếng. Cô gặt hái được rất nhiều thành công trong sự nghiệp: giải Nhì trong cuộc thi giáo viên giỏi do thành phố Hà Nội tổ chức, tham gia giảng dạy đội tuyển Học sinh giỏi Quốc gia.
Back to top button