Tổng hợp

Địa chỉ thường trú là gì? Phân biệt thường trú và tạm trú

Trong rất nhiều giấy tờ, hồ sơ, người dân bắt buộc phải khai báo địa chỉ đăng ký thường trú (hay nơi đăng ký thường trú, hộ khẩu thường trú). Vậy địa chỉ thường trú là gì? Cùng theo dõi dưới bài viết sau của THPT Chu Văn An nhé!

Địa chỉ thường trú là gì?

Thường trú là gì?

Thường trú là tình trạng cư trú thường xuyên, ổn định của một người tại một nơi nhất định. Điều này có thể xảy ra trong một khoảng thời gian không xác định. Một người có tình trạng như vậy được gọi là người thường trú (hoặc thường trú nhân).

Được tài trợ

Địa chỉ thường trú là gì?

Theo bộ luật cư trú năm 2006 và 2020, địa chỉ thường trú là nơi công dân sinh sống thường xuyên, ổn định, không có thời hạn tại một chỗ ở nhất định. Địa điểm này đã được công dân đăng ký với cơ quan có thẩm quyền.

Đây cũng là địa chỉ đăng ký hộ khẩu thường trú hoặc là địa chỉ nơi làm việc. Cụ thể là địa chỉ mà cá nhân đó đăng ký với doanh nghiệp để làm địa chỉ liên lạc.

Được tài trợ

thuong tru

Địa chỉ thường trú là gì trong tiếng Anh?

Địa chỉ thường trú tiếng Anh là Permanent address. Bên cạnh đó, còn nhiều cụm từ liên quan đến địa chỉ thường trú tiếng Anh khác mà bạn có thể sử dụng tùy theo từng trường hợp:

  • Địa chỉ thường sống là: The address usually lives.
  • Nơi cư trú thường sống là: Place of residence usually lives.
  • Địa chỉ thường xuyên sinh sống là: Address frequently live.
  • Nơi cư trú thường xuyên là: Place of permanent residence.
  • Địa chỉ sống cố định là: Fixed living address.

Sự khác nhau giữa địa chỉ tạm trú và địa chỉ thường trú là gì?

Địa chỉ tạm trú là gì?

Địa chỉ tạm trú là nơi công dân sinh sống từ 30 ngày trở lên ngoài nơi thường trú. Địa chỉ này đã được đăng ký tạm trú.

Thời gian đăng ký tạm trú thường sẽ bị giới hạn. Khi chuyển đến sống ở một địa phương mới bạn bắt buộc phải đăng ký tạm trú với công an địa phương theo quy định.

yjl1565341945

Sự khác nhau giữa địa chỉ tạm trú và địa chỉ thường trú là gì?

“Địa chỉ thường trú”, “địa chỉ tạm trú” là những thuật ngữ được sử dụng nhiều trong các giấy tờ pháp lý của công dân. Tuy nhiên không phải ai cũng hiểu rõ về sự khác nhau giữa các thuật ngữ này. Cùng xem thông tin dưới đây để phân biệt chúng nhé!

Khái niệm

Địa chỉ thường trú: Là nơi công dân sinh sống ổn định, lâu dài và đã được đăng ký thường trú.

Địa chỉ tạm trú: Là nơi công dân sinh sống từ 30 ngày trở lên ngoài nơi thường trú và đã được đăng ký tạm trú.

Thời hạn cư trú

Địa chỉ thường trú: Không có thời hạn.

Địa chỉ tạm trú: Có thời hạn.

Nơi đăng ký thời hạn cư trú

Địa chỉ thường trú: Đối với thành phố trực thuộc Trung ương – Nộp hồ sơ tại Công an huyện, quận, thị xã. Đối với tỉnh – Nộp hồ sơ tại Công an xã, thị trấn thuộc huyện; Công an thị xã, thành phố thuộc tỉnh.

Địa chỉ tạm trú: tại Công an xã, phường, thị trấn.

Điều kiện đăng ký

Địa chỉ thường trú:

  1. Công dân có chỗ ở hợp pháp thuộc quyền sở hữu của mình thì được đăng ký thường trú tại chỗ ở hợp pháp đó.
  2. Công dân được đăng ký thường trú tại chỗ ở hợp pháp không thuộc quyền sở hữu của mình, khi được chủ hộ và chủ sở hữu chỗ ở hợp pháp đó đồng ý trong một số trường hợp pháp luật quy định tại Khoản 2 Điều 20 Luật cư trú 2020.

Địa chỉ tạm trú:

  1. Sinh sống tại chỗ ở hợp pháp ngoài phạm vi đơn vị hành chính cấp xã nơi đã đăng ký thường trú.
  2. Sinh sống từ 30 ngày trở lên. (Điều 27 của Luật cư trú 2020).

Kết quả đăng ký

Địa chỉ thường trú: Được cập nhật thông tin về nơi thường trú mới vào cơ sở dữ liệu về cư trú. (Khoản 3 Điều 23 Luật cư trú 2020).

Địa chỉ tạm trú: Được cập nhật thông tin về nơi tạm trú mới, thời hạn tạm trú của người đăng ký vào cơ sở dữ liệu về cư trú. (Khoản 2 Điều 28 Luật cư trú 2020).

SHK 7524 1625112143

Cách xác định địa chỉ thường trú là gì?

Đối với những cá nhân đã sinh sống cố định tại một nơi từ lúc nhỏ tới lớn thì địa chỉ thường trú chính là nơi họ đang sống. Địa chỉ này được pháp luật công nhận, hợp pháp với thời gian cư trú ổn định.

dia chi thuong tru la gi

Trường hợp những cá nhân thường xuyên phải di chuyển, sinh sống tại nhiều địa điểm khác nhau thì địa chỉ thường trú chính là nơi đăng ký thường trú. Khi cần thiết, họ cần đưa ra thông tin về nơi họ hiện vẫn đăng ký thường trú.

Bởi vì thường trú là nơi bạn cư trú ổn định, đã đăng ký cư trú với cơ quan có thẩm quyền. Mỗi người chỉ được đăng ký một địa chỉ thường trú.

5 địa điểm không được đăng ký thường trú mới từ 1/7/2021

Từ ngày 01/7/2021, việc đăng kí địa chỉ thường trú nghiêm ngặt hơn so với trước. Cụ thể, theo Luật cư trú 2020, có 5 địa điểm không được đăng ký thường trú tại đó, dù người dân đã sinh sống lâu dài, thường xuyên, ổn định. Cụ thể là:

  1. Chỗ ở nằm trong địa điểm cấm, khu vực cấm xây dựng hoặc lấn, chiếm hành lang bảo vệ quốc phòng, an ninh, giao thông, thủy lợi, đê điều, năng lượng, mốc giới bảo vệ công trình hạ tầng kỹ thuật, di tích lịch sử – văn hóa đã được xếp hạng; khu vực đã được cảnh báo về nguy cơ lở đất, lũ quét, lũ ống và khu vực bảo vệ công trình khác theo quy định của pháp luật.
  2. Chỗ ở mà toàn bộ diện tích nhà ở nằm trên đất lấn, chiếm trái phép hoặc chỗ ở xây dựng trên diện tích đất không đủ điều kiện xây dựng theo quy định của pháp luật.
  3. Chỗ ở đã có quyết định thu hồi đất và quyết định phê duyệt phương án bồi thường, hỗ trợ và tái định cư của cơ quan nhà nước có thẩm quyền; chỗ ở là nhà ở mà một phần hoặc toàn bộ diện tích nhà ở đang có tranh chấp, khiếu nại liên quan đến quyền sở hữu, quyền sử dụng nhưng chưa được giải quyết theo quy định của pháp luật.
  4. Chỗ ở bị tịch thu theo quyết định của cơ quan nhà nước có thẩm quyền; phương tiện được dùng làm nơi đăng ký thường trú đã bị xóa đăng ký phương tiện hoặc không có giấy chứng nhận an toàn kỹ thuật và bảo vệ môi trường theo quy định của pháp luật.
  5. Chỗ ở là nhà ở đã có quyết định phá dỡ của cơ quan nhà nước có thẩm quyền.

luat cu tru 2020

Câu hỏi thường gặp

Xoay quanh chủ đề địa chỉ thường trú là gì, THPT Chu Văn An đã tổng hợp những câu hỏi thắc mắc về vấn đề này. Cùng đi giải đáp nhé!

Hộ khẩu thường trú là gì?

Hộ khẩu thường trú là sổ do cơ quan công an cấp nhằm ghi nhận thông tin đăng ký thường trú. Trong đó có ghi đầy đủ thông tin cơ bản của mỗi cá nhân trong hộ gia đình như thông tin về họ tên, ngày tháng năm sinh, nghề nghiệp, nơi đăng ký hộ khẩu thường trú.

Mat trong so ho khau

Hộ khẩu là một loại giấy tờ vô cùng quan trọng. Bởi vì nó có liên quan đến nhiều quyền lợi của con người như ruộng đất, nhà ở, lương thực thực phẩm, học tập,… Đây được coi như một công cụ quản lý quan trọng của nhà nước đối với mỗi cá nhân trong việc sinh sống và di chuyển của công dân Việt Nam.

dia chi thuong tru tam tru la gi phan biet thuon

Địa chỉ thường trú ghi theo CCCD hay sổ hộ khẩu?

Thông thường, địa chỉ thường trú trên chứng minh nhân dân (CMND)/Căn cước công dân (CCCD) hay sổ hộ khẩu là như nhau. Tuy nhiên, trong nhiều trường hợp, người dân thay đổi địa chỉ thường trú nhưng không đổi thẻ CMND/CCCD, vậy địa chỉ thường trú ghi theo CMND/CCCD hay sổ hộ khẩu?

Theo Điều 24 Luật Cư trú 2006:

“Sổ hộ khẩu được cấp cho hộ gia đình hoặc cá nhân đã đăng ký thường trú và có giá trị xác định nơi thường trú của công dân. Như vậy, địa chỉ thường trú của công dân được xác định theo sổ hộ khẩu của công dân chứ không phải xác định theo CMND hay CCCD.”

Từ ngày 01/7/2021, Bộ Công an không còn cấp mới sổ hộ khẩu giấy. Vì vậy, thay vì xác định địa chỉ thường trú trú theo sổ này, người dân xác định địa chỉ thường trú theo Cơ sở dữ liệu cư trú quốc gia.

so ho khau

Hiện cư ngụ tại là địa chỉ tạm trú hay thường trú?

Cụm từ “Hiện cư ngụ tại” rất phổ biến trong các hợp đồng, văn bản, giấy tờ khác trong cuộc sống. Thông thường, “địa chỉ hiện cư ngụ tại” được hiểu là nơi mà cá nhân đó đang ở, sinh sống.

Nếu địa chỉ cư ngụ trùng với nơi đăng ký hộ khẩu thường trú thì địa chỉ hiện cư ngụ chính là địa chỉ thường trú. Nếu địa chỉ cư ngụ khác với nơi đăng ký hộ khẩu thường trú thì địa chỉ cư ngụ là địa chỉ tạm trú của cá nhân đó.

chinh sach dia chi thuong tru la gi dieu kien va thu tuc dang ky thuong tru theo quy dinh 4

Trên đây là những thông tin về địa chỉ thường trú là gì và cách phân biệt thường trú, tạm trú mà THPT Chu Văn An muốn chia sẻ đến bạn. Hy vọng bài viết hữu ích với bạn. Hẹn gặp bạn ở những nội dung khác của THPT Chu Văn An!

Nguyễn Thị Hương Thủy

Cô giáo Nguyễn Thị Hương Thủy tốt nghiệp trường Đại học Sư phạm Hà Nội và hiện đang tham gia giảng dạy môn Ngữ Văn tại trường THPT Chu Văn An. Cô có 20 năm kinh nghiệm giảng dạy, dẫn dắt nhiều thế hệ học sinh đạt những thành tích cao và đặt chân vào các trường đại học danh tiếng. Cô gặt hái được rất nhiều thành công trong sự nghiệp: giải Nhì trong cuộc thi giáo viên giỏi do thành phố Hà Nội tổ chức, tham gia giảng dạy đội tuyển Học sinh giỏi Quốc gia.
Back to top button