Tổng hợp

Tạ Tốn là ai? Cuộc đời Kim Mao Sư Vương ‘Ỷ Thiên Đồ Long Ký’

Tạ Tốn tuy không phải là nhân vật chính nhưng ấn tượng mà Kim Dung xây dựng nên ở nhân vật này lại mạnh mẽ và nhiều cảm xúc không thua kém bất kỳ ai. Vậy Tạ Tốn là ai? Hãy cùng THPT Chu Văn An tìm hiểu ngay nhé!

Tạ Tốn là ai?

Tạ Tốn là nhân vật hư cấu. Tạ Tốn được mô tả là con người võ công rất cao cường; song lại nuôi trong mình một nỗi đau khủng khiếp và làm những việc làm kinh thiên động địa.

Được tài trợ

Từ cuộc đời bi thảm, số phận giằng xé, lẫn lộn giữa người anh hùng khí phách và kẻ sát nhân điên loạn, kẻ đọc sách văn võ toàn tài và một đại ma đầu khát máu. Tất cả những điều đó đã tạo nên một nhân vật kỳ vĩ nhất trong các tác phẩm của Kim Dung.

Tuy Tạ Tốn chỉ là một vai phụ trong ‘Ỷ Thiên Đồ Long Ký’ nhưng để lại ấn tượng sâu sắc trong lòng khán giả. Vai diễn Kim Mao Sư Vương chính là bài toán hóc búa nhất dành cho mọi đạo diễn khi bắt tay vào làm một bộ Ỷ Thiên.

Được tài trợ

Ta Ton la ai

Tóm tắt cuộc đời Tạ Tốn trong Ỷ Thiên Đồ Long Ký (Kim Dung)

Mối thù của Tạ Tốn với sư phụ Thành Côn

Trước khi là một trong “Tứ đại pháp vương” của Minh giáo, Tạ Tốn là đệ tử của sư phụ Hỗn Nguyên Phích Lịch Thành Côn. Tình sư đồ gắn bó đến nỗi ông coi Thành Côn như cha của mình.

Nhưng một hôm, Thành Khôn đến nhà Tạ Tốn dở thủ đoạn, giả say ra tay cưỡng hiếp vợ của đệ tử mình và sau đó giết chết cả nhà rồi trốn mất biệt. Tạ Tốn khi biết chuyện rất tức giận và đau khổ. Từ đó, ông một mình đi trong cõi giang hồ, ôm mối hận to lớn cùng với quyết tâm trả thù Thành Côn.

Tạ Tốn liền mạo danh y đi giết hại thật nhiều nhân vật chính yếu trong võ lâm, với hy vọng Thành Côn sẽ ra mặt để minh oan cho mình. Tuy nhiên, Thành Côn lại không ra mặt, dần dần trong giang hồ đều biết chính Tạ Tốn chứ không phải Thành Côn đã làm những điều đó.

Chính vì thế, Tạ Tốn trở thành một kẻ thù của hầu hết các bang phái. Tạ Tốn càng lúc càng say máu trả thù, lún sâu vào tội lỗi. Ông còn giết cả Không Kiến thần tăng, một trong “Tứ đại thần tăng” đương thời của chùa Thiếu Lâm và là sư phụ của Thành Côn khi y trốn đến Thiếu Lâm tự.

Ta ton la ai 4

Thành Côn đã lừa Không Kiến thần tăng giúp hắn điều đình với Tạ Tốn, sau đó Tạ Tốn đã dùng Thất Thương quyền đánh Không Kiến thần tăng và không may đã đánh chết ông ấy. Sau việc này Tạ Tốn đã rất ân hận.

Tạ Tốn đoạt đao Đồ Long giữa quần hùng

Trong thiên hạ đồn nhau về một thanh đao tên “Đồ Long”, ai có được nó sẽ thành người đệ nhất. Tạ Tốn vì muốn làm nhiều chuyện động trời, cũng tham gia vào cuộc tranh giành ấy.

Trong một đêm Thiên ưng giáo tổ chức hội Dương Đao Lập Uy để khoe thanh đao Đồ Long họ vừa chiếm đoạt được trên Vương Bàn sơn. Lúc này, giữa đông người, Tạ Tốn đoạt đao Đồ Long và nảy ra ý định giết chết tất cả để bịt đầu mối. Ông sử dụng tuyệt kỹ “Sư tử hống” của mình để làm điên khùng hết thảy.

Chỉ có Ân Tố Tố và Trương Thúy Sơn an toàn. Vì cả hai đã thắng Tạ Tốn trong 1 cuộc tỷ thí. Thúy Sơn lấy bút pháp lồng vào kiếm pháp, một tuyệt kỹ do sư phụ Trương Tam Phong truyền thụ viết 24 chữ thành bài thơ về Đồ Long đao vào vách núi. Tạ Tốn chịu thua vì không viết được như thế.

ta ton la ai 1

Tạ Tốn lênh đênh giữa biển cả

Sau khi trắng tay tại đại hội đoạt thanh Đồ long, Tạ Tốn phải dẫn dắt Trương Thúy Sơn và Ân Tố Tố rời đảo. Trên thuyền, ông tìm cách giết hại những người này nhưng không được.

Rồi sóng gió đẩy con thuyền trôi dạt ra tận ngoài Bắc cực. Trong lúc giành giật sự sống giữa vùng băng giá, Ân Tố Tố đâm mù mắt Tạ Tốn, khiến ông trở nên điên dại. Lúc này, mối oán hận và câu chuyện đau đớn của Tạ Tốn được phơi bày, khiến cho Trương và Ân cảm động.

Sau một thời gian lênh đênh trên biển, con thuyền trôi vào một đảo ngoài Bắc cực; vừa có băng tuyết vừa có núi lửa. Vì thế, họ đặt tên đảo này là “Băng Hỏa đảo”. Do hoàn cảnh mù lòa không thể tự kiếm ăn, Tạ Tốn dần phụ thuộc vào vợ chồng Trương Thúy Sơn. Họ nảy sinh một mối thông cảm và kết giao huynh đệ. Ân Tố Tố sinh con, nhờ Tạ Tốn đặt tên, ông đặt cho đứa con đó là “Trương Vô Kỵ”. Ông trở thành cha nuôi và là sư phụ đầu tiên của Vô Kỵ.

Tạ Tốn sống một mình trên hoang đảo

Đến khi Vô Kỵ lớn lên, vợ chồng Trương Thúy Sơn có ý định về Trung thổ, song Tạ Tốn nhất quyết không chịu đi theo. Mặc cho mọi người năn nỉ, ông quyết ở lại một mình trên hoang đảo.

Trong những ngày tháng hiu quạnh này, ông chú tâm nghiên cứu những dòng chữ khắc trên đao Đồ Long. Nhưng vẫn không sao giải thích được ý nghĩa của câu đó. Vì thế nên ông cho rằng những điều thiên hạ đồn đại bấy lâu chỉ là lầm tưởng.

Tạ Tốn trở về Trung thổ, quy y cửa Phật

Sau khi Thúy Sơn, Tố Tố đã chết, Vô Kỵ  trở thành giáo chủ đời thứ 34 của Minh Giáo Trung Thổ. Lúc này Tạ Tốn đột ngột trở về cùng với thanh đao Đồ Long. Nghĩa phụ, nghĩa tử trùng phùng trên một hải đảo, Linh Xà đảo. Ông vẫn mù loà, và được Vô Kỵ cứu thoát khỏi một tình huống hung hiểm.

photo 1 1598536145933518034622

Rời đảo, ông lại thêm một vài cuộc phiêu lưu nữa với Vô Kỵ trên biển cả. Lúc này ông là chứng nhân cho một tội lỗi của Chu Chỉ Nhược, mà sau này trở thành người hoá giải mối nghi ngờ của Vô Kỵ cho Triệu Mẫn.

Cuối cùng Tạ Tốn cũng về Trung thổ. Do mù loà, ông bị những kẻ thù xưa lập mưu bắt lại và nhốt vào trong một mật thất ở chùa Thiếu Lâm. Trương Vô Kỵ phải vượt qua rất nhiều gian khổ để giải cứu cho ông.

Ở trong những chương cuối, Tạ Tốn được Vô Kỵ và Chu Chỉ Nhược giải thoát. Trong đám quần hùng, ông phát hiện ra kẻ thù xưa là Thành Côn, nay đã thành hòa thượng Viên Chân. Hai người đánh nhau một trận long trời lở đất, nửa chừng Thành Côn bị Tạ Tốn đâm mù mắt, trước mặt chỉ còn con đường chết.

Giữa phút giây đó, Tạ Tốn lại lựa chọn không giết Thành Côn. Bởi trong tháng ngày bị phái Thiếu Lâm giam dưới hầm tối hằng đêm nghe tiếng niệm kinh của ba vị thiền sư trưởng lão bên trên đã ngộ được chân lý đạo Phật từ bi. Tạ Tốn nhớ lại những tháng ngày chìm nổi của mình, thấy việc oán thù trên đời này thật là vô nghĩa; nếu giết Thành Côn cũng chẳng đủ để xoá hết những nỗi đau kia.

Ngẫm lại những việc ác của mình, ông đã tự phế võ công, xuôi tay chịu để người khác trả thù để chuộc tội với thiên hạ. Song, Độ Ách đại sư đã cảm hóa và thu nhận ông làm đồ đệ. Từ đó, Tạ Tốn quy y cửa Phật, chấm dứt một quãng đời đầy những cơn cuồng nộ mà không có lối thoát.

Tạ Tốn và những câu chửi Trời

Tạ Tốn – người đã trải qua quá nhiều những những bi kịch nhân sinh cũng như quá nhiều điều do mệnh trời mang đến. Ông đã nói ra hết cái phẫn uất to lớn mà bao năm phải kìm nén trong người. Nỗi uất hận của Tạ Tốn với cuộc đời được Kim Dung viết như sau:

ta ton la ai 5

“Chỉ nghe Tạ Tốn luôn mồm chửi bới, từ Trời đổ xuống, kế đến Tây Phương Phật tổ, Đông Hải Quan Âm, Ngọc Hoàng trên trời, Diêm vương dưới đất. Sau đó y lại chửi đến Tam Hoàng, Ngũ Đế, Nghiêu Thuấn Vũ Thang, Tần Hoàng, Đường Tông, văn thì cả Khổng Mạnh, võ thì đến Quan Nhạc bất kể thánh hiền anh hùng nào cũng đều bị y chửi không còn sót một ai. Tạ Tốn là một người tương đối có học, cho nên khi y chửi bới, Trương Thúy Sơn nghe cũng có chiều văn vẻ…”.

Đối với mọi người, ông Trời là niềm tin trong những lúc cùng quẫn nhất. Nhưng với Tạ Tốn, ông đã không chút tin tưởng, nên cũng không còn nể nang với Trời. Ông gọi Trời là “Lão tặc thiên”; thậm chí, khi nghe Thúy Sơn nói về sự phụ thuộc mệnh trời của họ, ông mắng:

“Cái gì mà ông trời, đồ chó trời, đồ giặc trời, đồ ăn cướp trời thì có”.

Các phiên bản đóng thành công vai Tạ Tốn là ai?

Có rất nhiều phiên bản đóng vai Tạ Tốn. Các diễn viên từng đóng vai Tạ Tốn thành công phải kể đến như:

  • Tăng Giang.
  • Diêm Hoài Lễ.
  • Doãn Dương Minh.
  • Lạc Ứng Quân.
  • Từ Cẩm Giang.

Nhưng người để lại ấn tượng sâu sắc trong lòng khán giả chính là Từ Cẩm Giang. Khác với các diễn viên khác, để thể hiện nhân vật Tạ Tốn bị mù một cách khách quan, Từ Cẩm Giang không sử dụng kính áp tròng mà chọn việc trợn ngược mắt khiến tròng mắt trắng dã để trông thật nhất có thể. Không ai có thể vượt qua vai diễn kinh điển này.

ta ton la ai 3

Trên đây là tất cả thông tin về cuộc đời đầy bi kịch của Tạ Tốn. Hy vọng qua bài viết này bạn đọc đã biết được Tạ Tốn là ai. Tiếp tục theo dõi THPT Chu Văn An để biết thêm nhiều thông tin nữa nhé!

Nguyễn Thị Hương Thủy

Cô giáo Nguyễn Thị Hương Thủy tốt nghiệp trường Đại học Sư phạm Hà Nội và hiện đang tham gia giảng dạy môn Ngữ Văn tại trường THPT Chu Văn An. Cô có 20 năm kinh nghiệm giảng dạy, dẫn dắt nhiều thế hệ học sinh đạt những thành tích cao và đặt chân vào các trường đại học danh tiếng. Cô gặt hái được rất nhiều thành công trong sự nghiệp: giải Nhì trong cuộc thi giáo viên giỏi do thành phố Hà Nội tổ chức, tham gia giảng dạy đội tuyển Học sinh giỏi Quốc gia.
Back to top button