1
Kết nối tri thức với cuộc sống
– Sách viết mỗi bài theo cấu trúc chung Kế hoạch dạy học của bộ môn. Dễ cho GV trong việc soạn bài.
– Phần khởi động, một số nội dung trải nghiệm trải nghiệm hay.
– Sách có các nội dung hướng nghiệp, giáo dục An toàn giao thông.
– Nội dung kiến thức về Số tự nhiên chia thành 2 chương không cần thiết. Tên chương I “Tập hợp số tự nhiên” nhưng sách mô tả tập hợp số tự nhiên chỉ là một phần Chú ý.
– Hướng dẫn học sinh đặt tính rồi tính các phép nhân, chia số tự nhiên chưa hợp lý trong cách viết 1 số tự nhiên (các chữ số đứng xa nhau)
– Hoạt động trải nghiệm không có sau mỗi chương
– Ngữ liệu chưa phù hợp với thực tế (Bài 4.8/Tr 82)
– Hình ảnh các viên gạch trên nền nhà (VD2/Tr 95- Tập 1) chưa rõ là các hình vuông.
– Lỗi soạn thảo văn bản về dấu nhân (.) trong cùng một dòng, lẫn với dấu chấm câu.
– Trình bày nội dung trong một số bài chưa khoa học, người đọc khó phân biệt đọc nội dung nào trước.
2
Cánh diều
– Cấu trúc các bài trong một chương hợp lý, khoa học
– Về cấu trúc các phần trong một bài học:
+ Các phần có cấu trúc rõ ràng: Hoạt động khởi động, HĐ khám phá, trọng tâm kiến thức, vận dụng phù hợp với đổi mới phương pháp dạy học.
+ Phần câu hỏi gợi mở vấn đề trong hoạt động khởi động, bộ sách có nhiều câu hỏi thực tế, sinh động, gần gũi gắn với thực tế, giúp học sinh tò mò muốn khám phá và tiếp cận kiến thức một cách tự nhiên.
+ Cách sắp xếp các hoạt động trong từng nội dung bài học khoa học, hợp lý làm rõ trọng tâm kiến thức trong từng nội dung của bài giúp giáo viên dễ dàng thực hiện các hoạt động trong tiết học.
– Ưu điểm nổi bật của bộ sách là giúp người đọc sách rất dễ hiểu, các kiến thức được phát hiện một cách tự nhiên gần gũi, lý thuyết giảm bớt tính hàn lâm, giúp học sinh tăng khả năng tự học thông qua đọc sách giáo khoa.
– Hệ thống bài tập phong phú phù hợp với nhiều đối tượng học sinh.
– Bộ sách giáo khoa Cánh Diều đã có những điểm mới, gắn với thực tế cuộc sống. Có nhiều hình ảnh minh họa sinh động, thân thiện, tích hợp kiến thức các môn học hướng tới phát triển các năng lực và phẩm chất của học sinh.
– Có nhiều hoạt động trải nghiệm giúp tạo hứng thú học cho học sinh, mà học sinh có thể thực hiện ngay trên lớp trong mỗi tiết học giúp học sinh cảm nhận được sự gần gũi của môn Toán với thực tế cuộc sống.
– Sách được in trên chất liệu giấy không bóng, chữ in to rõ ràng, giúp cho học sinh không bị lóa mắt khi đọc sách.
– Sau mỗi bài học không có phần chốt kiến thức trọng tâm hay đặt ra câu hỏi như bộ sách Chân trời sáng tạo.
– Còn có bài học đưa ra câu hỏi khởi động nhưng trong nội dung bài chưa giải quyết mà vẫn để cho học sinh tụ khám phá, ví dự như bài 9: Dấu hiệu chia hết cho 3, cho 9.
3
Chân trời sáng tạo
– Cấu trúc các bài trong một chương hợp lý, khoa học
– Về cấu trúc các phần trong một bài học:
+ Các phần có cấu trúc rõ ràng: Hoạt động khởi động, HĐ khám phá, trọng tâm kiến thức, thực hành, vận dụng.
+ Cách sắp xếp các hoạt động khoa học hợp lý làm rõ trọng tâm kiến thức trong từng bài giúp giáo viên dễ dàng thực hiện các hoạt động trong tiết học.
+ Sau mỗi bài học có nêu ra các yêu cầu cụ thể về kiến thức, kỹ năng trong từng bài học ( Mục: “ Sau bài học này em đã làm được những gì”) để học sinh và phụ huynh có thể đối chiếu xem con em mình đã đạt được những kiến thức, kỹ năng nào trong bài.
+ Bộ sách giáo khoa Chân trời sáng tạo có nhiều hình ảnh minh họa sinh động, hướng tới phát triển các năng lực và phẩm chất của học sinh.
+ Nhiều hoạt động trải nghiệm thực tế.
– HĐ khởi động thường đặt các vấn đề trong toán học.
– Nhiều nội dung kiến thức vẫn chưa giảm bớt tính hàn lâm, gây khó cho học sinh khi tiếp nhận kiến thức mới.
– Nội dung thống kê và xác suất tách rời để ở hai tập tạo sự không liền mạch cho chủ đề.
– Phần hình học đo lường: Vẽ đoạn thẳng chưa đánh dấu hai điểm tại hai đầu đoạn thẳng (Đề nghị nhà xuất bản chỉnh sửa).
– Còn nhiều nội dung phần đo góc (dụng cụ đo lại ở phần hình học phẳng ở sách tập 2).
– Sách in trên giấy bóng, chữ nhỏ gây khó khăn trong việc đọc sách của học sinh -> Dễ gây mất hứng thú cho học sinh muốn khám phá nội dung bài học
KHOA HỌC TỰ NHIÊN
1
Kết nối tri thức với cuộc sống
– Kênh chữ và kênh hình đa phần đẹp rõ nét, phù với nội dung bài học.
– Nội dung sách giáo khoa đảm bảo phù hợp với đặc điểm kinh tế, văn hóa, lịch sử, địa lý của địa phương.
– Nội dung sách giáo khoa phân chia theo chương, bài cụ thể.
– Các hoạt động học tập trong sách có hướng dẫn, gợi ý học sinh để lĩnh hội kiến thức mới được dễ dàng.
– Sách giáo khoa có nội dung tích hợp về giáo dục địa phương; bảo vệ môi trường; phòng, chống thiên tai, ứng phó với biến đổi khí hậu; phòng chống bệnh tật.
– Nội dung các bài học gắn lý thuyết với thực hành nhằm giúp học sinh ôn tập, củng cố và vận dụng kiến thức vào thực tiễn cuộc sống.
– Trong mỗi bài chưa có 5 hoạt động chưa rõ ràng, cụ thể.
– Câu hỏi bài tập vận dụng nâng cao, tìm tòi, khám phá ở 1 số bài còn ít.
– Nội dung kiểm tra đánh giá ở một số bài chưa phát huy được năng lực học tập của học sinh.
– Ở bài 30 “Nguyên sinh vật” phần một số bệnh do nguyên sinh vật sách chỉ giới thiệu về 2 loại bệnh chưa đi sâu vào giáo dục ý thức học sinh.
– Bài 25: Hệ thống phân loại sinh vật. H25.2 Sơ đồ các đơn vị phân loại sinh vật chưa thể hiện rõ nét các đơn vị phân loại từ bậc thấp đến cao. Nội dung kiến thức chưa khẳng định được cần dựa vào tiêu chí nào để phân loại sinh vật,
– Một số bài nội dung kiến thức nhiều, chữ nhỏ, hình ảnh chưa rõ ràng:
2
Cánh diều
– Kênh chữ và kênh hình đa phần đẹp rõ nét, phù với nội dung bài học.
– Cấu trúc mỗi bài học theo 5 hoạt động.
– Nội dung sách giáo khoa phân chia theo các mạch chủ đề và các hoạt động học tập cụ thể từ thấp đến cao giúp học sinh có hứng thú học tập.
– Sách giáo khoa có tích hợp nội dung giáo dục địa phương; bảo vệ môi trường; phòng chống thiên tai, ứng phó với biến đổi khí hậu; an toàn giao thông; phòng chống bệnh tật, vận dụng kiến thức vào thực tiễn cuộc sống, sách đã cập nhật các thông tin mới nhất.
– Phần mục lục cuối sách giáo khoa có thêm hình ảnh, màu sắc nên rối mắt.
– Trong một bài có nhiều cỡ chữ chú thích các hình chữ nhỏ. Bài 13 “Từ tế bào đến cơ thể” trang 85.
– Sau mỗi bài học không có hệ thống bài tập củng cố kiến thức mà chỉ có bài tập củng cố ở sau mỗi chủ đề hoặc nhiều chủ đề vì vậy chưa giúp học sinh ôn tập, củng cố khắc sâu kiến thức kịp thời cho học sinh trong mỗi tiết học. Nên tách riêng hệ thống câu hỏi, bài tập sau mỗi bài học hoặc mỗi chủ đề.
– Số câu hỏi định hướng tự học, tự nghiên cứu kiến thức trong quá trình hình thành kiến thức còn ít, không có mức độ phân hóa học sinh. Phần thực hành dành cho học sinh ít. Dẫn đến không phát huy hết năng lực sáng tạo, năng lực tự học cũng như năng lực thức hành của mỗi học sinh.
– Không có số thứ tự câu hỏi quan sát, trả lời câu hỏi hay thảo luận để hình thành kiến thức mới cũng như câu hỏi luyện tập.
– Nội dung kiến thức mới thường được thông báo ngay, sẽ làm hạn chế khả năng tìm hiểu hay xây dựng kiến thức của học sinh
– Một số bài từ dùng chỉ kiến thức chưa cụ thể: Bài Virus phần 1 (Hình dạng và cấu tạo virus).
– Một số nội dung trong sách cần được điều chỉnh bổ sung để phù hợp hơn:
+ Cách đọc tên các chất (theo cách mới) nên chú thích cả cách đọc cũ (Có thể
mở ngoặc tên cũ hoặc có mục lục cuối sách, ví dụ ở trang 64: Khí chlorine (tên cũ là gì?)
+ Trong bài 29 “Lực hấp dẫn” trang 166, 167 chưa nói được mối liên hệ tổng quát giữa Trọng lượng của vật với khối lượng của vật P = 10.m
3
Chân trời sáng tạo
– Kênh chữ và kênh hình đa phần đẹp rõ nét, phù với nội dung bài học.
– Cấu trúc mỗi bài học theo 5 hoạt động: Mở đầu, hình thành kiến thức mới, luyện tập, vận dụng, mở rộng giúp học sinh phát huy được tính chủ động, tích cực trong quá trình tiếp thu kiến thức cũng như giúp cho giáo viên thuận lợi trong việc xây dựng kế hoạch dạy học.
– Nội dung sách giáo khoa phân chia theo các mạch chủ đề và các hoạt động học tập cụ thể từ thấp đến cao giúp học sinh có hứng thú học tập, tích cực chủ động rèn luyện các kỹ năng, kích thích tư duy sáng tạo.
– Các hoạt động học tập trong sách đều có hướng dẫn, gợi ý cần thiết bằng các hình thức khác nhau như kênh hình, kênh chữ để cho học sinh tìm tòi và lĩnh hội kiến thức dễ dàng hơn. Có các hoạt động phân hóa học sinh theo năng lực của từng em.
– Từng bài học, chủ đề có hệ thống câu hỏi mở và liên hệ nhiều đến các hiện tượng tự nhiên, các vấn đề trong cuộc sống phát huy khả năng tìm tòi, tư duy sáng tạo của học sinh. Sau mỗi bài học đều có hệ thống bài tập củng cố hay vận dụng thực hành gắn lý thuyết nhằm giúp học sinh ôn tập, củng cố và phát triển năng lực, phẩm chất, vận dụng kiến thức thông qua giải quyết nhiệm vụ học tập đặt ra trong mỗi bài học.
– Sách giáo khoa có tích hợp nội dung giáo dục địa phương; bảo vệ môi trường; phòng chống thiên tai, ứng phó với biến đổi khí hậu; an toàn giao thông; phòng chống bệnh tật, vận dụng kiến thức vào thực tiễn cuộc sống, sách đã cập nhật các thông tin mới nhất.
– Nhìn tổng thể phông chữ và cỡ chữ của cuốn sách còn chưa đồng nhất theo các nội dung của 1 bài. – Trong một số bài có sử dụng cỡ chữ quá nhỏ học sinh khó nhận biết (mục 4 bài 22).
– Còn 1 số hình ảnh nhỏ, chưa rõ nét, hoặc còn chưa có hình ảnh minh họa: Bài 29, Bài 31 (hình ảnh nhỏ). Bài 34 (không có hình ảnh minh họa). Bài 28: ở hình 28.6 trang 128 hình ảnh chưa rõ ràng dẫn tới học sinh suy diễn. Có bài sử dụng hình ảnh minh họa chưa mang tính chất phổ biến, gây khó khăn cho học sinh vùng cao: hình a của Hình 11.1 và hình b, d Hình 11.2 thuộc Bài 11.
– Một số nội dung trong sách cần được điều chỉnh bổ sung để phù hợp hơn:
+ Bài 7 “Thang nhiệt độ Celsius – Đo nhiệt độ” nên: giới thiệu thêm về đặc điểm của nhiệt kế y tế là ở bầu nhiệt có một nút thắt và tác dụng của nút thắt đó; bổ sung thêm hình ảnh nhiệt kế phổ biến khác. Trong phần mở rộng của bài cần nói thêm về nguyên tắc hoạt động của Nhiệt kế điện tử và nhiệt kế hồng ngoại được dùng nhiều trong y tế.
+Trong phần tóm tắt kiến thức trọng tâm của bài 37 trang 164 cần bổ sung mối liên hệ tổng quát giữa trọng lượng của vật với khối lượng của vật P = 10.m
+ Cách đọc tên các chất (theo cách mới) nên chú thích
cả cách đọc cũ (Có thể mở ngoặc tên cũ hoặc có mục
lục cuối sách, ví dụ ở trang 74: iodine (tên cũ là gì?)
trang 76: khí hydrogen chloride (tên cũ là gì?).
TIN HỌC
1
Kết nối tri thức với cuộc sống
– Các tiêu chí, tiêu chuẩn đảm bảo, phù hợp với địa phương.
– Sách gồm 6 chủ đề với 17 bài học:
Cấu trúc các bài học được xây dựng thống nhất, rõ ràng, cụ thể, dễ phân biệt bằng logo các phần khởi động, hình thành kiến thức mới, luyện tập, vận dụng; các phần được trình bày hợp lý, kết hợp hình ảnh minh họa phù hợp.
Với mỗi bài học, sách đều đưa ra những tình huống xuất hiện trong cuộc sống gắn với nội dung bài học, gần gũi, học sinh tiếp cận kiến thức một cách tự nhiên.
Các hoạt động học tập đều có hướng dẫn, gợi ý bằng các hình thức khác nhau, kích thích tư duy sáng tạo của học sinh; một số bài có câu hỏi thảo luận nhóm, cấu trúc, nội dung bài học có tính mở giúp giáo viên thuận lợi trong việc lập kế hoạch bài dạy theo định hướng phát triển năng lực, phẩm chất của học sinh; học sinh dễ dàng tiếp thu và hoạt động trong tiết học; mỗi bài đều có luyện tập củng cố và vận dụng giúp học sinh khắc sâu kiến thức.
Trong cuốn sách có tích hợp nội dung an toàn giao thông; an ninh mạng, thực tiễn trong cuộc sống, kiến thức liên môn; rèn luyện ý thức tự học và học tập suốt đời.
Sách chữ hơi nhỏ, hình ảnh thực tế còn ít, một số hình ảnh chưa rõ nét.
2
Cánh diều
– Các tiêu chí, tiêu chuẩn cơ bản đảm bảo, phù hợp với địa phương.
– Sách gồm 6 chủ đề với 31 bài học:
Mỗi bài học cụ thể các phần hoạt động, luyện tập, vận dụng, câu hỏi tự kiểm tra. Mỗi chủ đề đều có mục tiêu chủ đề, tóm tắt chủ đề và tìm hiểu thêm giúp học sinh mở rộng kiến thức, nâng cao hiểu biết.
Kênh chữ và kênh hình đẹp, rõ nét, dễ nhìn, nhiều hình ảnh minh hoạ sống động, phù hợp với nội dung bài học.
Trong cuốn sách có tích hợp nội dung an toàn giao thông; an ninh mạng, thực tiễn trong cuộc sống, kiến thức liên môn; rèn luyện ý thức tự học và học tập suốt đời.
– Cấu trúc bài học phần khởi động không rõ ràng, tách biệt, chỉ có logo các phần hoạt động, luyện tập, vận dụng, câu hỏi tự kiểm tra làm cho học sinh và giáo viên khó theo dõi bài học và khó khăn trong việc soạn giáo án.
– Một số bài cách trình bày nội dung kiến thức, câu hỏi, bài tập được thiết kế dựa như mẫu sách của chương trình cũ (VD: Chủ đề A, Bài 5. Dữ liệu trong máy tính; Chủ đề D, Bài 3. Thực hành phòng vệ trước ảnh hưởng xấu từ Internet)
– Một số hoạt động đưa ra còn dài dòng, khó hiểu (VD: hoạt động hình thành khái niệm bit ở Chủ đề A, Bài 4. Biểu diễn văn bản, hình ảnh, âm thanh trong máy tính)
– Ở một số bài việc đặt tên bài chưa sát với nội dung (VD: Chủ đề E, Bài 2. Trình bày trang, định dạng và in văn bản, nhưng trong bài ở mục 2 lại nêu khái niệm về định dạng trang chứ không phải là trình bày trang như phần tên của bài học)
– Một số nội dung thiếu hình ảnh minh họa (VD: Nội dung số hóa văn bản, hình ảnh, âm thanh trong Chủ đề A, Bài 4. Biểu diễn văn bản, hình ảnh, âm thanh trong máy tính)
– Hệ thống câu hỏi, bài tập luyện tập, vận dụng còn ít.
CÔNG NGHỆ
1
Kết nối tri thức với cuộc sống
– Kênh chữ và kênh hình đa phần đẹp rõ nét, phù với nội dung bài học.
– Nội dung sách giáo khoa đảm bảo phù hợp với đặc điểm kinh tế, văn hóa, lịch sử, địa lý của địa phương.
– Nội dung sách giáo khoa phân chia theo chương, bài cụ thể.
– Các hoạt động học tập trong sách có hướng dẫn, gợi ý học sinh để lĩnh hội kiến thức mới được dễ dàng.
– Sách giáo khoa có nội dung tích hợp về giáo dục địa phương; bảo vệ môi trường; phòng, chống thiên tai, ứng phó với biến đổi khí hậu; phòng chống bệnh tật.
– Nội dung các bài học gắn lý thuyết với thực hành nhằm giúp học sinh ôn tập, củng cố và vận dụng kiến thức vào thực tiễn cuộc sống.
– Trong mỗi bài chưa có 5 hoạt động chưa rõ ràng, cụ thể.
– Một số nội dung trong sách cần được điều chỉnh bổ sung để phù hợp hơn.
– Một số ví dụ, ngữ liệu chưa sát với thực tiễn tại địa phương (Ví dụ nội dung Chế biến thực phẩm); Mạch kiến thức của chủ đề chương IV gồm: các lưu ý sử dụng điện trong gia đình an toàn, tiết kiệm điện rồi đến các đồ dùng điện. Nên bố trí lại mạch kiến thức này để phù hợp với nội dung của chương như sau: các đồ dùng điện các lưu ý sử dụng điện trong gia đình an toàn, tiết kiệm điện.
– Chưa có phần tóm tắt kiến thức cốt lõi bài học hoặc từng phần để học sinh ghi nhớ nội dung cần đạt của bài học.
– Câu hỏi bài tập vận dụng nâng cao, tìm tòi, khám phá ở 1 số bài còn ít, trình bày nhiều nên ít kích thích sự tự khám phá của học sinh. Ít có phần mở rộng kiến thức về thế giới xung quanh; Phần mở đầu, chưa có tình huống hấp dẫn lôi kéo học sinh.
Nội dung kiểm tra đánh giá ở một số bài chưa phát huy được năng lực học tập của học sinh.
2
Cánh diều
– Kênh chữ, kênh hình hài hoà, đẹp rõ nét, phù với nội dung bài học.
– Cấu trúc mỗi bài học theo 5 hoạt động. Nội dung theo mạch chủ đề, bài học, thể hiện đầy đủ phẩm chất, năng lực chung và riêng; Nội dung phù hợp để đánh giá học sinh theo định hướng phát triển năng lực học sinh.
– Sau mỗi bài học có nội dung cốt lõi nhất; Nội dung sách thúc đẩy học sinh rèn luyện tích cực, rèn luyện các kỹ năng.
– Trong từng nội dung có các phần thực hành nhỏ để các em tự thực hiện giúp các em kích thích khám phá cuộc sống. Cập nhật kiến thức mới theo xu hướng thời đại và mở rộng nhiều kiến thức mới để các em có tầm hiểu biết nhiều hơn; Có các câu hỏi mở bài để kích thích học sinh trước khi vào bài; Các hoạt động trong sách có hướng dẫn, gợi ý và đánh giá kết quả, tạo bình đẳng cho tất cả các học sinh phát triển và tư duy sáng tạo; Đồng bộ sách với hệ thống học liệu
– Sai chính tả từ “tàn” dòng 6 từ dưới lên, trang 47. Nhiều hình ảnh minh họa không phù hợp, không hợp lý với nội dung bài học như hình 1.2 trang 7.
– Tích hợp giáo dục nghề nghiệp; giáo dục địa phương; bảo vệ môi trường cũng như kỹ năng, thực hành, vận dụng kiến thức trong mỗi chủ đề chưa rõ mà rải đều ở các bài.
– Mạch chủ đề chương IV chưa hợp lý: Chỉ có kiến thức riêng từng thiết bị không có mạch kiến thức về sử dụng tiết kiệm, an toàn nói chung (như thế học sinh khó thực hiện được nội dung này trong yêu cầu cần đạt)
– Sau mỗi chủ đề chưa có các dự án để giáo viên hướng dẫn học sinh thực hiện vận dụng năng lực tổng thể của học sinh
– Một số nội dung chưa phù hợp với đối tượng HS, vùng miền ví dụ phần 1 bài 4, bài 15; như máy giặt, điều hòa không khí về nguyên lí làm việc, thông số kỹ thuật kiến thức nặng so với HS
3
Chân trời sáng tạo
– Kênh chữ và kênh hình đẹp rõ nét, phù với nội dung bài học;
– Nội dung sách giáo khoa phân chia theo các mạch chủ đề và các hoạt động học tập cụ thể từ thấp đến cao giúp học sinh có hứng thú học tập, tích cực chủ động rèn luyện các kỹ năng, kích thích tư duy sáng tạo.
– Cấu trúc mỗi bài học theo 5 hoạt động:
– Các hoạt động học tập đa dạng nhằm đổi mới phương pháp và hình thức tổ chức dạy học; khuyến khích học sinh học tập tích cực và chủ động trong học tập. Sách chú ý tới việc đặt câu hỏi, thảo luận, giải quyết vấn đề, liên hệ vận dụng vào điều kiện thực tế.
– Sau mỗi phần và bài học có nội dung cốt lõi mà học sinh cần lĩnh hội. Có mở rộng thêm thêm kiến thức để học sinh nâng cao hiểu biết;
Sau mỗi chủ đề có một “dự án” học tập giúp HS trải nghiệm, tham gia hoạt động nhóm, – Cỡ chữ và một số hình ảnh minh họa nhỏ.
– Cần điều chỉnh trong Chương 4, Đồ dùng điện trong gia đình điều chỉnh an toàn điện trong gia đình lên đầu chương. vận dụng phối hợp các kiến thức kỹ năng đã học một cách hiệu quả. GV có thể vận dụng kết hợp để tổ chức kiểm tra đánh giá quá trình học tập của HS.
– Sau mỗi chủ đề có một bài “Ôn tập” được thể hiện bằng sơ đồ hoá các kiến thức và mối liên hệ giữa các kiến thức đã học, nhằm phát triển năng lực tư duy tổng hợp, khái quát hoá. Có nhiều dạng câu hỏi, bài tập vận dụng giúp học sinh luyện tập và củng cố tổng hợp, khắc sâu kiến thức, vận dụng các kiến thức vào cuộc sống
HOẠT ĐỘNG TRẢI NGHIỆM HƯỚNG NGHIỆP
1
Kết nối tri thức với cuộc sống
– Nội dung sách gồm 9 chủ đề; cấu trúc của mỗi chủ đề gồm: Tên chủ đề, mục tiêu của chủ đề, hoạt động giáo dục theo chủ đề, đánh giá chủ đề. Tên các chủ đề gần gũi với tâm lý lứa tuổi học sinh, nhiều chủ đề hướng đến bản thân học sinh phù hợp với học sinh đầu cấp. Hs được khám phá bản thân, có kỹ năng giao tiếp, hình thành các mối quan hệ bạn bè rộng mở, bước đầu biết tự lập, biết điều chỉnh, làm chủ cảm xúc, hành vi để dễ dàng hợp tác, xây dựng mối quan hệ tốt đẹp với bạn bè.
– Các Hoạt động giáo dục theo chủ đề được thực hiện qua 4 bước: Khám phá – Kết nối – Thực hành – Vận dụng;
– Nội dung của hoạt động giáo dục theo chủ đề được biên soạn trong SGK được thể hiện ngắn gọn, đầy đủ, súc tích, sinh động và có quan hệ tương hỗ, gắn kết chặt chẽ với nội dung Sinh hoạt dưới cờ, sinh hoạt lớp nhằm đảm bảo mục tiêu, yêu cầu cần đạt của chủ đề;
– Nội dung sách đảm bảo tính khoa học, tính sư phạm, tính thực tiễn, tính lô gic và phù hợp với đặc trưng của hoạt động trải nghiệm; các nhiệm vụ ở mỗi hoạt động rõ ràng, cụ thể. Các hoạt động học tập trong sách hầu như đều có hướng dẫn, gợi ý bằng các hình thức khác nhau như kênh hình, kênh chữ, tình huống bài tập trải nghiệm để cho học sinh dễ dàng tìm hiểu, thực hiện trải nghiệm.
– Phương pháp, hình thức tổ chức các hoạt động phong phú, đa dạng, mang tính mở và linh hoạt, thu hút được sự tham gia tích cực của HS. Ngôn ngữ được sử dụng trong sáng, rõ ràng, dễ hiểu, phù hợp với khả năng nhận thức của HS lớp 6.
– Hình thức trình bày đẹp, hấp dẫn, hài hoà giữa kênh chữ, kênh hình
– Nhìn tổng thể phông chữ và cỡ chữ của cuốn sách còn chưa đồng nhất theo các nội dung của 1 bài. – Trong một số bài có sử dụng cỡ chữ quá nhỏ học sinh khó nhận biết.
– Còn 1 số hình ảnh nhỏ, chưa rõ nét, hoặc còn chưa có hình ảnh minh họa:
– Chưa có nhiều hoạt động của học sinh (nhiệm vụ học tập) gắn với gia đình, người thân
2
Cánh diều
– Cấu trúc sách gồm 9 chủ đề; một chủ đề có thể được tổ chức trong tiết chào cờ, sinh hoạt lớp và hoạt động câu lạc bộ
– Hoạt động được thiết kế theo từng bước và có gợi ý để học sinh có thể tổ chức hoạt động cho nhóm hay cho lớp. Trong mỗi hoạt động, học sinh chính là chủ thể thực hiện; tinh thần trải nghiệm được thể hiện rõ ở mỗi bước tổ chức hoạt động và sản phẩm của hoạt động.
– Các yêu cầu cần đạt được trình bày ngay dưới mỗi chủ đề để giáo viên và học sinh định hướng được hoạt động;
– Các yêu cầu về phương tiện dạy học ở mức tối thiểu;
– Một số câu hỏi, bài tập và ngữ liệu trong sách giáo khoa chưa tạo điều kiện cho học sinh tự trải nghiệm vận dụng các kiến thức đã học vào cuộc sống; chưa tạo điều kiện phát triển những phẩm chất nhân cách, kỹ năng sống hay là năng lực tâm lý xã hội giúp các em có thể thích nghi, thích ứng với xã hội, làm chủ bản thân, biết sống tích cực và hạnh phúc.
– Nhiều nội dung chưa xây dựng những tình huống, bài tập trải nghiệm để học sinh vận dụng kiến thức vào thực tế, chưa định hướng hành vi, hoạt động để các em dễ dàng vận dụng, trải nghiệm, thực hành, , rút ra bài học cần thiết.
– Chưa tập trung nhiều đến mạnh nội dung hướng đến bản thân học sinh.
3
Chân trời sáng tạo
– Cấu trúc sách gồm 9 chủ đề, Mỗi chủ đề bắt đầu với tên, tranh chủ đề cùng một thông điệp của chủ đề. Thông điệp đưa ra ý nghĩa khái quát nhất của chủ đề.
– Các hoạt động của các chủ đề được thiết kế và triển khai theo tiếp cận của chu trình trải nghiệm gồm 4 giai đoạn: Khám phá kết nối – Rèn luyện kỹ năng – Vận dụng mở rộng – Tự đánh giá.
– Phần định hướng giới thiệu những nội dung cơ bản mà mỗi học sinh phải thực hiện để đạt được mục tiêu.
– Nhiều nội dung hiện đại, cập nhật và cần thiết giúp học sinh rèn luyện năng lực thích ứng với cuộc sống; Nội dung hoạt động hỗ trợ nhiều cho HS có thể hiểu mình và biết cách điều chỉnh để thích ứng với môi trường học tập, với sự thay đổi của tuổi dậy thì trên cơ sở kiến thức khoa học về các đặc điểm tâm lí đặc trưng của độ tuổi;
– Sách tạo sự kết nối giữa gia đình, nhà trường và cộng đồng trong tổ chức hoạt động trải nghiệm, hướng nghiệp, và cùng tham gia tổ chức thực hiện, đánh giá và cùng chung trách nhiệm trong việc đạt được mục tiêu của chương trình đặt ra;
– Phương pháp và hình thức tổ chức để hình thành và phát triển phẩm chất và năng lực ở HS được tiếp cận hiện đại và đơn giản, dễ làm, dễ thực hiện mà hiệu quả;
– Nội dung chương trình hiện đại, cập nhật, thực tế, gắn với đời sống của học sinh, phù hợp với đặc điểm tâm sinh lý học sinh và phù hợp với vùng miền.
– Ngữ liệu trong hình ảnh số 1 – trang 9 chưa phù hợp dễ gây cho học sinh suy diễn, liên tưởng đến nội dung chưa phù hợp
– Trong cấu trúc của 1 chủ đề quá nhiều nhiệm vụ tạo cảm giác nặng nề cho học sinh.
– Mạch hoạt động hướng đến bản thân học sinh ít (chủ đề: Chăm sóc cuộc sống cá nhân).
1
Kết nối tri thức với cuộc sống
Cấu trúc các phần dễ phân biệt các phần bằng logo của phần mở đầu, kiến thức mới, luyện tập, vận dụng, củng cố, đánh giá. Thể hiện rõ các mạch nội dung, tạo điều kiện thuận lợi để các cơ sở giáo dục phổ thông xây dựng kế hoạch giáo dục và bố trí thời khóa biểu trong nhà trường phù hợp với cơ sở vật chất và năng lực học sinh.
Bộ SGK Kết nối tri thức với cuộc sống của nhà xuất bản Giáo dục Việt Nam đảm bảo các yêu cầu về Nội dung kiến thức và các yêu cầu cần đạt của của chương trình 2018, có nhiều điểm mới như Hướng dẫn học sinh kiến tạo tri thức qua các nhiệm vụ học tập, tích hợp chủ điểm và thể loại; các kĩ năng đọc viết nói nghe được tích hợp và liên hệ chặt chẽ với nhau.
Hình ảnh, thông tin rõ nét hài hoà
Hoài và Nếu cậu muốn có một người bạn (chưa thực sự phù hợp. Vì bài đầu tiên của chương trình THCS nên cho học sinh bắt đầu bằng những cách kể chuyện đơn giản, quen thuộc của những TP truyện dân gian….
– Văn bản bổ trợ của bài 1 -Bài thơ Bắt nạt – không thực sự tiêu biểu; các cách nói, cách kể như “Đừng bắt nạt chó mèo/đừng bắt nạt cái cây…vì bắt nạt rất hôi…
– Phần thực hành tiếng Việt sau mỗi bài đọc có lượng câu hỏi và bài tập hơi nhiều
2
Cánh diều
Nội dung sách giáo khoa đảm bảo phù hợp với đặc điểm kinh tế, văn hóa, lịch sử, địa lý của địa phương và cộng đồng dân cư. Kênh chữ và kênh hình minh họa được thiết kế phù hợp vùng miền, phù hợp với khả năng đáp ứng về cơ sở vật chất, trang thiết bị và các điều kiện dạy học khác tại cơ sở giáo dục, giúp giáo viên giảng dạy tích hợp, gắn kết nội dung bài học với thực tiễn của địa phương, tích hợp nội dung giáo dục nghề nghiệp; giáo dục địa phương; bảo vệ môi trường; giáo dục giới tính; phòng, chống xâm hại trẻ em, bạo lực học đường; phòng, chống thiên tai, ứng phó với biến đổi khí hậu; an toàn giao thông; giáo dục cách tiếp cận liên môn; rèn luyện ý thức tự học và học tập suốt đời; phân chia theo các mạch chủ đề, bài học; thể hiện đầy đủ phẩm chất, năng lực chung và năng lực đặc thù của môn học theo Thông tư số 32/2018/TT-BGDĐT ngày 26/12/2018 của Bộ Giáo dục và Đào tạo, phù hợp với khả năng nhận thức và tâm lý học sinh, phù hợp với năng lực chung của đội ngũ giáo viên và cán bộ quản lý giáo dục tại địa phương; tạo điều kiện để nhà trường, các tổ chuyên môn xây dựng kế hoạch kiểm tra, đánh giá kết quả học tập của học sinh phù hợp với kế hoạch giáo dục, hoạt động giáo dục của nhà trường theo định hướng phát triển phẩm chất, năng lực học sinh.
Một số câu hỏi chưa phù hợp, nên điều chỉnh:
Tập 1 – Bài 2 trang 37 phần Đọc hiểu văn bản “À ơi tay mẹ” mục Chuẩn bị cần điều chỉnh: Câu hỏi 1, nên bỏ ý “Bài thơ có được chia khổ không?
Tập 2: Bài 1: Thực hành tiếng Việt (trang 16) câu hỏi 2 điều chính lại là: Các từ hủn hoản, mẫm bóng giúp em hình dung như thế nào về nhân vật Dế Mèn ?
3
Chân trời sáng tạo
Cấu trúc các phần dễ phân biệt các phần bằng logo của phần mở đầu, kiến thức mới, luyện tập, vận dụng, củng cố, đánh giá. Thể hiện rõ các mạch nội dung, tạo điều kiện thuận lợi để các cơ sở giáo dục phổ thông xây dựng kế hoạch giáo dục và bố trí thời khóa biểu trong nhà trường phù hợp với cơ sở vật chất và năng lực học sinh.
Bộ SGK Chân trời sáng tạo của nhà xuất bản Giáo dục Việt Nam đảm bảo các yêu cầu về Nội dung kiến thức và các yêu cầu cần đạt của của chương trình 2018, có nhiều điểm mới như Hướng dẫn học sinh kiến tạo tri thức qua các nhiệm vụ học tập, tích hợp chủ điểm và thể loại; các kĩ năng đọc viết nói nghe được tích hợp và liên hệ chặt chẽ với nhau
– Lựa chọn một số văn bản đọc hiểu hơi khó so với khả năng tiếp nhận của HS lớp 6. (Các truyện ngắn Gió lạnh đầu mùa của tác giả Thạch Lam, Chiếc lá cuối cùng của Ohenri nên đưa vào lớp 7)
– Phần thực hành tiếng Việt một số bài số lượng câu hỏi và bài tập hơi nhiều, cần tình gọn hơn.
GIÁO DỤC CÔNG DÂN
1
Kết nối tri thức với cuộc sống
Bám sát yêu cầu Chương trình GDPT 2018;
-Tương đối phù hợp với điều kiện về cơ sở vật chất, đồ dùng thiết bị dạy học
của các trường trong tỉnh ………….
– Các hoạt động trong sách chưa phát huy năng lực học sinh .
– Hoạt động khám phá chưa có phần chốt kiến thức cần tìm
hiểu..
– Một số nội dung ngữ liệu đưa ra chưa phù
hợp, học sinh gặp khó khăn để hiểu hết nội dung
2
Cánh diều
Nội dung sách giáo khoa đảm bảo phù hợp với đặc điểm kinh tế, văn hóa, lịch sử, địa lý của địa phương và cộng đồng dân cư. Kênh chữ và kênh hình minh họa được thiết kế phù hợp vùng miền, phù hợp với khả năng đáp ứng về cơ sở vật chất, trang thiết bị và các điều kiện dạy học khác tại cơ sở giáo dục, giúp giáo viên giảng dạy tích hợp, gắn kết nội dung bài học với thực tiễn của địa phương, tích hợp nội dung giáo dục nghề nghiệp; giáo dục địa phương; bảo vệ môi trường; giáo dục giới tính; phòng, chống xâm hại trẻ em, bạo lực học đường; phòng, chống thiên tai, ứng phó với biến đổi khí hậu; an toàn giao thông; giáo dục cách tiếp cận liên môn; rèn luyện ý thức tự học và học tập suốt đời; phân chia theo các mạch chủ đề, bài học; thể hiện đầy đủ phẩm chất, năng lực chung và năng lực đặc thù của môn học theo Thông tư số 32/2018/TT-BGDĐT ngày 26/12/2018 của Bộ Giáo dục và Đào tạo, phù hợp với khả năng nhận thức và tâm lý học sinh, phù hợp với năng lực chung của đội ngũ giáo viên và cán bộ quản lý giáo dục tại địa phương; tạo điều kiện để nhà trường, các tổ chuyên môn xây dựng kế hoạch kiểm tra, đánh giá kết quả học tập của học sinh phù hợp với kế hoạch giáo dục, hoạt động giáo dục của nhà trường theo định hướng phát triển phẩm chất, năng lực học sinh.
Bài 7: ứng phó với tình huống nguy hiểm từ con
người: SGK chưa đưa ra tình huống ứng khó với
nguy hiểm khi gặp hỏa hoạn và các kỹ năng thoát
hiểm khi gặp hỏa hoạn.
3
Chân trời sáng tạo
– Bám sát yêu cầu Chương trình GDPT 2018;
– Tương đối phù hợp với điều kiện về cơ sở vật chất, đồ dùng
thiết bị dạy học của các trường trong tỉnh …………..
– Nhiều tình huống trong bài chưa phù hợp với đặc điểm HS vùng miền.
– Hoạt động khám phá chưa có phần chốt kiến thức cần tìm hiểu..
– Nội dung một số hoạt động trong sách chưa hướng dẫn và có ngữ cảnh cụ thể
LỊCH SỬ VÀ ĐỊA LÝ
1
Kết nối tri thức với cuộc sống
– Nội dung sách giáo khoa phân chia theo các mạch chủ đề, bài học thể hiện đầy đủ phẩm chất, năng lực chung và năng lực đặc thù của môn học
– Cấu trúc sách, bài học rõ ràng, cụ thể, dễ phân biệt các phần bằng logo của phần mở đầu, kiến thức mới, luyện tập, vận dụng, củng cố, đánh giá.
– Nội dung bố cục từng bài học trong sách giáo khoa có tính mở.
-Nội dung từng bài có sự gắn kết của địa lí đại cương với cuộc sống, giữa tiếp cận và kế thừa.
– Nội dung các bài học thúc đẩy học sinh học tập tích cực, rèn luyện các kỹ năng, tư duy sáng tạo.
– Kênh hình, kênh chữ một số bài chưa đưa vào hoặc có đưa vào nhưng không rõ ràng. (VD: Bài 5-H2 trang 21, Bài 16: Mục 2 Tr.73, mục 3 Tr74, mục 5 Tr77 Bài 20 Tr 91 Lược đồ Vương quốc Phù Nam; VD: Ảnh về Muối mỏ trang 138 dễ nhầm lẫn với đá Thạch Anh)
– Một số bài dùng từ chưa phù hợp (VD bài 18: mục 1.b Tr 82 dòng thứ 4 từ dưới lên, dùng từ “tiếp tục xây dựng nền tự chủ nước nhà” chưa phù hợp. Nên sử dụng từ “khôi phục”; Bài 19: Từ ngữ địa phương: “Chăm pa”)
– Bảng tra cứu lịch sử còn nhiều thuật ngữ chưa được đề cập tới như: Âm lịch , Chủ nô, Bộ lạc, Du mục …
– Nội dung một số kênh hình chưa thật phù hợp với khả năng nhận thức của học sinh lớp 6 như hình 2- trang 127 cách xác định sao Bắc Cực; Khó khăn trong việc xây dựng kế hoạch kiểm tra đánh giá kết quả học tập của HS như mục 2. Một số lưới kinh, vĩ tuyến của bản đồ thế giới- trang 104.
– Lượng kiến thức bị tinh giản nhiều dẫn đến việc một số bài kiến thức bị áp đặt khiến cho khó định hướng kiến thức cần phải đạt cho học sinh.
– SGK trình bày chưa cân đối, chưa hài hòa giữa kênh chữ và kênh hình (VD: Hình 1- trang 116, hình 3- trang 117, hình 2- trang 127 và hình 5 Muối mỏ- trang 138 chưa thật rõ ràng dễ nhầm lẫn)
2
Cánh diều
Nội dung sách giáo khoa đảm bảo phù hợp với đặc điểm kinh tế, văn hóa, lịch sử, địa lý của địa phương và cộng đồng dân cư. Kênh chữ và kênh hình minh họa được thiết kế phù hợp vùng miền, phù hợp với khả năng đáp ứng về cơ sở vật chất, trang thiết bị và các điều kiện dạy học khác tại cơ sở giáo dục, giúp giáo viên giảng dạy tích hợp, gắn kết nội dung bài học với thực tiễn của địa phương, tích hợp nội dung giáo dục nghề nghiệp; giáo dục địa phương; bảo vệ môi trường; giáo dục giới tính; phòng, chống xâm hại trẻ em, bạo lực học đường; phòng, chống thiên tai, ứng phó với biến đổi khí hậu; an toàn giao thông; giáo dục cách tiếp cận liên môn; rèn luyện ý thức tự học và học tập suốt đời; phân chia theo các mạch chủ đề, bài học; thể hiện đầy đủ phẩm chất, năng lực chung và năng lực đặc thù của môn học theo Thông tư số 32/2018/TT-BGDĐT ngày 26/12/2018 của Bộ Giáo dục và Đào tạo, phù hợp với khả năng nhận thức và tâm lý học sinh, phù hợp với năng lực chung của đội ngũ giáo viên và cán bộ quản lý giáo dục tại địa phương; tạo điều kiện để nhà trường, các tổ chuyên môn xây dựng kế hoạch kiểm tra, đánh giá kết quả học tập của học sinh phù hợp với kế hoạch giáo dục, hoạt động giáo dục của nhà trường theo định hướng phát triển phẩm chất, năng lực học sinh.
– Một số hình chưa phù hợp với khả năng nhận thức của HS (VD: H17.2 T180; H18.2 T183)
– Một số bài nội dung kênh hình chủ yếu ở mức độ trình bày kiến thức (VD: bài 1, 15, 18 );
– Chưa có lược đồ ở một số bài, mục (VD: Bài 15 mục 2 trang 81,82; Bài 19 mục 1 trang 102
– Bảng tra cứu lịch sử còn nhiều thuật ngữ chưa được đề cập tới (Âm lịch , Du mục, Nhà nước quân chủ chuyên chế, …)
– Lượng kiến thức một số bài (VD: Bài 15. Khởi nghĩa Lý Bí trang 83,84, sách cắt toàn bộ những việc làm của Lý Bí sau khi đánh tan quân Lương; Bài 17 trang 91 những nội dung cải cách của Khúc Hạo chưa đầy đủ.
– Chưa có số thứ tự trong các bài học (1,2,3 …)
3
Chân trời sáng tạo
– Nội dung sách giáo khoa phân chia theo các mạch chủ đề, bài học thể hiện đầy đủ phẩm chất, năng lực chung và năng lực đặc thù của môn học;
-Cấu trúc sách, bài học rõ ràng, cụ thể, dễ phân biệt các phần bằng logo của phần mở đầu, kiến thức mới, luyện tập, vận dụng, củng cố, đánh giá.
– Cách viết , trình bày rõ ràng, khoa học, gần gũi với học sinh lớp 6.
Nội dung bố cục từng bài học trong sách giáo khoa có tính mở. Kết hợp hài hòa giữa kênh chữ và kênh hình, đặc biệt kênh hình giúp học sinh phát triển tư duy sáng tạo.
– Nội dung từng bài có sự gắn kết của địa lí đại cương với cuộc sống, giữa tiếp cận và kế thừa
Nội dung các bài học thúc đẩy học sinh học tập tích cực, rèn luyện các kỹ năng, tư duy sáng tạo cụ thể
– Cần bổ sung thêm lược đồ ở một số bài, phần để rèn kỹ năng cho HS (VD bài 18 mục III; Bài 20,21)
– Một số danh từ đưa vào sử dụng đảm bảo tính chính xác (VD “làng Ràng” nên đổi lại “làng Giàng”)
– Bảng tra cứu thuật ngữ lịch sử còn một số từ, cụm từ chưa được đưa vào( VD: Bộ, Bộ lạc, Bước ngoặt lịch sử)
ÂM NHẠC
1
Kết nối tri thức với cuộc sống
– Nội dung sách giáo khoa đảm bảo phù hợp với đặc điểm kinh tế, văn hóa, lịch sử, địa lý của địa phương và cộng đồng dân cư. Kênh chữ và kênh hình minh họa được thiết kế phù hợp vùng miền.
– Nội dung sách giáo khoa phù hợp với khả năng đáp ứng về cơ sở vật chất, trang thiết bị và các điều kiện dạy học khác tại cơ sở giáo dục, giúp giáo viên giảng dạy tích hợp, gắn kết nội dung bài học với thực tiễn của các trường vùng thuận lợi.
– Đa số hệ thống câu hỏi, bài tập và ngữ liệu trong sách giáo khoa được thiết kế linh hoạt, có khả năng ứng dụng vào điều kiện thực tiễn của địa phương, giúp học sinh ôn tập, củng cố và phát triển phẩm chất, năng lực.
– Một số hoạt động cảm nhận âm nhạc, ứng tác âm nhạc trong SGK khó triển khai thực hiện đối với vùng khó khăn
– Một số nội dung thiết kế chưa đầy đủ, chưa phù hợp
2
Cánh diều
– Về cơ bản, nội dung sách giáo khoa đảm bảo phù hợp với đặc điểm kinh tế, văn hóa, lịch sử, địa lý của địa phương và cộng đồng dân cư. Kênh chữ và kênh hình minh họa được thiết kế phù hợp.
– Cấu trúc sách, bài học rõ ràng, cụ thể, dễ phân biệt các phần bằng logo của phần mở đầu, kiến thức mới, luyện tập, vận dụng, củng cố, đánh giá. Thể hiện rõ các mạch nội dung
– Nội dung sách giáo khoa phân chia theo các mạch chủ đề, bài học; thể hiện đầy đủ phẩm chất, năng lực chung và năng lực đặc thù của môn học.
– Cấu trúc, nội dung bài học trong sách giáo khoa có tính mở tạo điều kiện thuận lợi cho giáo viên lựa chọn phương án, hình thức tổ chức các hoạt động dạy học tích cực
– Nội dung các bài học thúc đẩy học sinh học tập tích cực, rèn luyện các kỹ năng, kích thích tư duy sáng tạo, độc lập; hệ thống bài tập gắn lý thuyết với thực hành nhằm giúp học sinh ôn tập, củng cố và phát triển năng lực, phẩm chất, vận dụng kiến thức thông qua giải quyết nhiệm vụ học tập đặt ra trong mỗI bài học.
– Hệ thống câu hỏi, bài tập và ngữ liệu trong sách giáo khoa ở một số nội dung được thiết kế cao, khó khăn cho việc dạy và học phát triển phẩm chất, năng lực học sinh, chưa sát với điều kiện của địa phương (các nội dung trải nghiệm và khám phá, hòa tấu, câu hỏi ở các chủ đề).
– Nội dung sách giáo khoa yêu cầu cao không phù hợp với khả năng đáp ứng về cơ sở vật chất, trang thiết bị và các điều kiện dạy học khác tại cơ sở giáo dục, giúp giáo viên giảng dạy tích hợp, gắn kết nội dung bài học với thực tiễn của địa phương nhất là những vùng khó khăn.
3
Chân trời sáng tạo
– Nội dung sách giáo khoa đảm bảo phù hợp với đặc điểm kinh tế, văn hóa, lịch sử, địa lý của địa phương và cộng đồng dân cư. Kênh chữ và kênh hình minh họa được thiết kế phù hợp vùng miền.
– Nội dung sách giáo khoa phù hợp với khả năng đáp ứng về cơ sở vật chất, trang thiết bị và các điều kiện dạy học khác tại cơ sở giáo dục
– Hệ thống câu hỏi, bài tập và ngữ liệu trong sách giáo khoa được thiết kế linh hoạt, cơ bản phù hợp với phẩm chất, năng lực học sinh
– Cấu trúc sách, bài học rõ ràng, cụ thể, dễ phân biệt. Thể hiện rõ các mạch nội dung.
– Một số bài học lựa chọn nhạc cụ chưa phù hợp với đối tượng học sinh (SGK trang 19, 23, 30).
– Còn thiếu các sách bổ trợ, hệ thống học liệu điện tử hỗ trợ trực tuyến để giáo viên, phụ huynh, học sinh tham khảo.
– Một số câu hỏi, bài tập trong sách giáo khoa hơi khó so với năng lực học sinh …………. (SGK trang 40, nội dung “Đọc tiết tấu và thể hiện dưới đây bằng sáo Recorder, kèn phím”).
MĨ THUẬT
1
Kết nối tri thức với cuộc sống
– Nội dung sách giáo khoa có tính kế thừa của SGK hiện hành và có sự đổi mới đảm bảo các nội dung theo Thông tư 32/ 2018 của Bộ GD&ĐT.
– Phù hợp với đặc điểm kinh tế, văn hóa, lịch sử, địa lý của ………….. Kênh chữ và kênh hình minh họa được thiết kế đẹp, phù hợp.
– Sách giáo khoa tích hợp nội dung giáo dục nghề nghiệp; giáo dục địa phương; bảo vệ môi trường, rèn luyện ý thức tự học.
– Sách giáo khoa được trình bày cân đối, hài hòa giữa kênh chữ và kênh hình, đảm bảo tính thẩm mỹ, hấp dẫn đối với học sinh, phù hợp độ tuổi HS lớp 6.
– Sách giáo khoa có giá hợp lý, phù hợp với điều kiện kinh tế địa phương.
– Các hoạt động học tập trong sách có hướng dẫn, gợi ý học sinh chuẩn bị và đánh giá kết quả. Tạo cơ hội bình đẳng cho tất cả các học sinh có thể phát triển và tư duy sáng tạo.
– 1 số bài trong nội dung SGK chưa phù hợp với khả năng đáp ứng về cơ sở vật chất, trang thiết bị tại cơ sở giáo dục.- Khó khăn trong việc giúp giáo viên giảng dạy lồng ghép, tích hợp, gắn kết nội dung bài học với thực tiễn của Tỉnh ………….
2
Cánh diều
– Nội dung sách giáo khoa có tính kế thừa của SGK hiện hành và có sự đổi mới đảm bảo các nội dung theo Thông tư 32/ 2018 của Bộ GD&ĐT.
– Nội dung sách phân chia rõ ràng theo các mạch nội dung:
– Các chủ đề bài học có tính liền mạch, thúc đẩy học sinh học tâp., kích thích tư duy sáng tạo độc lập của HS.
– Hình ảnh, ngữ liệu phong phú, đơn giản, dễ hiểu phù hợp với HS lớp 6.
– Phần hướng dẫn HS thực hiện chi tiết, có hình ảnh minh họa các bước thực hiện.
– Phù hợp với đặc điểm kinh tế, văn hóa, lịch sử, địa lý của ………….. Kênh chữ và kênh hình minh họa được thiết kế đẹp, phù hợp.
– Nội dung sách giáo khoa tạo điều kiện để nhà trường, các tổ chuyên môn xây dựng kế hoạch kiểm tra, đánh giá kết quả học tập của học sinh phù hợp với kế hoạch giáo dục, hoạt động giáo dục của nhà trường theo định hướng phát triển phẩm chất, năng lực HS
– Một số nội dung sách giáo khoa chưa đảm bảo phù hợp với đặc điểm kinh tế, về kinh tế của địa phương, dân cư vùng sâu vùng xa Tỉnh …………..
– Hệ thống học liệu điện tử, video, đồ dùng hỗ trợ trực tuyến cho giáo viên còn thiếu.
3
Chân trời sáng tạo
– Nội dung sách giáo khoa có tính kế thừa của SGK hiện hành và có sự đổi mới đảm bảo các nội dung theo Thông tư 32/ 2018 của Bộ GD&ĐT.
– Phù hợp với đặc điểm kinh tế, văn hóa, lịch sử, địa lý của ………….. Kênh chữ và kênh hình minh họa được thiết kế đẹp, phù hợp.
– Hệ thống câu hỏi, bài tập và ngữ liệu trong sách giáo khoa linh hoạt, có khả năng ứng dụng vào điều kiện thực tiễn của …………., giúp học sinh ôn tập, củng cố và phát triển phẩm chất, năng lực đáp ứng chương trình GDPT 2018.
– Sách giáo khoa tích hợp nội dung giáo dục nghề nghiệp; giáo dục địa phương; bảo vệ môi trường, rèn luyện ý thức tự học.
– Sách giáo khoa được trình bày cân đối, hài hòa giữa kênh chữ và kênh hình, đảm bảo tính thẩm mỹ, hấp dẫn đối với học sinh, phù hợp độ tuổi HS lớp 6.
– Sách giáo khoa có giá hợp lý, phù hợp với điều kiện kinh tế địa phương
– Phần hướng dẫn HS thực hiện chưa chi tiết, cần có hình ảnh minh họa các bước thực hiện.
– Chưa có hình ảnh trình chiếu, video, bài dạy minh họa để giáo viên, phụ huynh, học sinh tham khảo.
GIÁO DỤC THỂ CHẤT
1
Kết nối tri thức với cuộc sống
– Nội dung kiến thức được thể hiện qua kênh chữ ngắn gọn, rõ ràng, đầy đủ, kết hợp hài hòa, thống nhất với kênh hình minh họa chuẩn xác kỹ thuật, giúp học sinh dễ hiểu, dễ hình dung động tác và thực hiện nhiệm vụ học tập theo mạch nội dung của 4 phần: Mở đầu, kiến thức mới, luyện tập, vận dụng.
– Mỗi chủ đề đều có các động tác bổ trợ rất cần thiết cho học sinh làm quen với bóng và bước vào học kỹ thuật mới dễ hơn.
– Chủ đề Bài thể dục liên hoàn 30 nhịp có sự kế thừa, sự liên kết bài tốt và thể hiện rõ mức độ yêu cầu cao hơn ở cuối bài.
– Phần thể thao tự chọn có 3 chủ đề (Cầu lông, Bóng rổ, Bóng đá) đều là những môn thể thao học sinh rất yêu thích.
– Màu sắc trang trí, một số hình ảnh sử dụng tông màu nhạt làm cho hình ảnh chưa nổi bật, bắt mắt.
– Các chủ đề chưa có nội dung giới thiệu chung về kỹ thuật.
2
Cánh diều
– Kênh hình sắc nét, màu sắc trang trí nổi bật, dễ phân biệt các phần bằng logo của 4 phần: Mở đầu, kiến thức mới, luyện tập, vận dụng.
– Mỗi chủ đề đều nội dung giới thiệu tổng quát về kỹ thuật có mấy giai đoạn.
– Phần vận dụng: Có sử dụng một số hình ảnh minh họa sinh động, gần gũi với thực tiễn cuộc sống.
– Chủ đề chạy cự li ngắn: Bài 1, trình tự sắp xếp nội dung học các động tác bổ trợ sau nội dung học kỹ thuật chạy giữa quãng là chưa phù hợp.
– Chủ đề ném bóng và chủ đề Chạy cự li trung bình: Không có nội dung học các động tác bổ trợ trước khi bước vào học kỹ thuật để học sinh luyện tập, làm quen với bóng và chủ động tiếp thu kỹ thuật mới là chưa phù hợp.
– Chủ đề Bài tập thể dục: Trong bài thể dục liên hoàn 32 nhịp, có 8 nhịp giống nhau đều đưa người tập về tư thế chuẩn bị là không cần thiết trong quá trình tập luyện và sẽ làm giảm đi sự liên kết của cả bài.
3
Chân trời sáng tạo
– Kênh hình sắc nét, màu sắc trang trí nổi bật, dễ phân biệt các phần bằng logo của 4 phần: Mở đầu, kiến thức mới, luyện tập, vận dụng.
Kênh chữ với kênh hình có chỗ chưa phù hợp, chưa thống nhất.
– Chủ đề Chạy cự li trung bình: Nội dung khởi động chuyên môn không có chạy bước nhỏ, nâng cao đùi, chạy đạp sau mà sử dụng động tác đá lăng trước, bước ngang, bước chéo là chưa phù hợp với chủ đề.
– Chủ đề Bài tập thể dục: Bài thể dục liên hoàn 20 nhịp là hơi ngắn so với 10% thời lượng của môn học, trong bài có 3 nhịp giống nhau đều đưa người tập về tư thế chuẩn bị là không cần thiết trong quá trình tập luyện sẽ làm giảm đi sự liên kết của cả bài; các động tác còn đơn giản, chưa thể hiện được mức độ tăng dần yêu cầu cao hơn ở cuối bài.
– Một số trò chơi chưa phù hợp với điều kiện thời gian trong tiết học.
TIẾNG ANH
7
Tiếng Anh 6 English Discovery (NXB Đại học Sư phạm)
8
Tiếng Anh 6 (NXN Giáo dục Việt Nam)
– Bám sát yêu cầu Chương trình GDPT 2018.
– Đảm bảo phù hợp với điều kiện về cơ sở vật chất, đồ dùng thiết bị dạy học của các trường trong tỉnh ………….
– Trình độ giáo viên ngoại ngữ trong tỉnh cơ bản đáp ứng được việc giảng dạy sách
– Cấu trúc sách dễ sử dụng: có các đề mục rõ ràng; phù hợp để GV tổ chức các hoạt động học cho HS theo định hướng dạy học phát triển năng lực người học.
– Sau 3 bài có nội dung ôn tập lại 3 bài đã học.
– Nội dung các bài học; Các câu hỏi bài tập phù hợp với đa số học sinh trong tỉnh. Sách đã tập trung rèn luyện các kỹ năng giao tiếp cho HS; chú trọng kỹ năng sản sinh ngôn ngữ là kỹ năng nói và viết.
– Một số nội dung ngữ liệu đưa ra chưa phù hợp, học sinh gặp khó khăn để hiểu hết nội dung
– Sách bài tập chưa có phần luyện tập kỹ năng nghe.
– Sách chưa tích hợp nội dung giáo dục giới tính; phòng, chống xâm hại trẻ em, bạo lực học đường.
– Kênh hình chưa phong phú.
9
Tiếng Anh 6 Friends Plus (NXN Giáo dục Việt Nam)
10
Tiếng Anh 6 Bloggers-Smart (NXB ĐH Quốc gia TP. Hồ Chí Minh)
– Bám sát yêu cầu Chương trình GDPT 2018.
– Sách có hệ thống bài giảng số, ứng dụng công nghệ cao trong giảng dạy.
– Cấu trúc sách dễ sử dụng, có nhiều hình ảnh thật dùng để minh họa và giới thiệu ngữ liệu.
– Câu hỏi bài tập phù hợp. Hệ thống bản đồ tư duy phù hợp, giúp HS ghi nhớ, tổng hợp kiến thức tốt.
– Chưa đảm bảo phù hợp với điều kiện về cơ sở vật chất, đồ dùng thiết bị dạy học của các trường trong toàn tỉnh ………….. Nhất là đối với các trường chưa tiếp cận với Internet, máy tính, máy chiếu.
11
Tiếng Anh 6 MacMillan Motivate! (NXB ĐH Sư phạm TP Hồ Chí Minh)
12
Tiếng Anh 6 Explore English(NXB ĐH Sư phạm TP Hồ Chí Minh)
– Bám sát yêu cầu Chương trình GDPT 2018
– Cấu trúc sách dễ sử dụng, có nhiều hình ảnh thật dùng để minh họa và giới thiệu ngữ liệu.
– Câu hỏi bài tập phù hợp với đa số học sinh trong tỉnh.
– Kỹ năng hiểu có điểm nổi trội so với bộ sách khác là định hướng cho người học nhận biết các loại câu hỏi thường gặp trong bài đọc hiểu, phù hợp với cấu trúc đề thi tuyển sinh cuối cấp và cấp học cao hơn.
– Sách có các nội dung tích hợp liên môn và các nội dung giáo dục khác.
– Bộ sách giáo khoa có kèm theo các tài liệu và nguồn tài nguyên khác giúp cho GV và HS tham khảo trong quá trình giảng dạy và học tập.
– Chưa đảm bảo phù hợp với điều kiện về cơ sở vật chất, đồ dùng thiết bị dạy học của các trường trong toàn tỉnh ………….. Nhất là đối với các trường chưa tiếp cận với Internet, máy tính, máy chiếu.
– Nội dung bài học chủ yếu chuyển tải các thông tin về các nước trên thế giới. Lượng kiến thức hơi nhẹ so với yêu cầu về ngôn ngữ cần đạt được cho học sinh lớp 6.
13
Tiếng Anh 6 i-Learn Smart World (NXB ĐH Sư phạm TP Hồ Chí Minh)
– Bám sát yêu cầu Chương trình GDPT 2018
– Đảm bảo tương đối phù hợp với điều kiện về cơ sở vật chất, đồ dùng thiết bị dạy học của các trường trong tỉnh ………….
– Cấu trúc sách dễ sử dụng, có nhiều hình ảnh thật dùng để minh họa và giới thiệu ngữ liệu.
– Câu hỏi bài tập phù hợp với đa số học sinh trong tỉnh.
– Sách có các nội dung tích hợp liên môn và các nội dung giáo dục khác.
– Bộ sách giáo khoa có kèm theo các tài liệu và nguồn tài nguyên khác giúp cho GV và HS tham khảo trong quá trình giảng dạy và học tập.
– Phần tóm tắt nội dung kiến thức và mục tiêu bài dạy chưa chi tiết
– Các đề mục của bài không được đánh số thứ tự hoặc ghi phần chi tiết.
– Có ít nội dung, hình ảnh, hoạt động về đất nước, văn hóa và con người Việt Nam.
– Một số nội dung kiến thức khá cao so với đối tượng học sinh lớp 6 ở vùng đặc biệt khó khăn và học sinh ở vùng chưa được tiếp cận nhiều với tiếng Anh.