Tỏi không chỉ là một loại gia vị đơn thuần, nó còn là nguyên liệu rất tốt cho sức khỏe con người. Cùng THPT Chu Văn An tìm hiểu tỏi có tác dụng gì nhé!
Tỏi được biết đến là loại gia vị thiết yếu trong nhà bếp. Vậy bạn đã biết tỏi có tác dụng gì chưa? Bài viết sau đây của THPT Chu Văn An sẽ mách bạn những lợi ích của tỏi và cách ăn tỏi đúng cách. Mời bạn đọc cùng theo dõi.
Tỏi có tác dụng gì?
Tăng cường hệ miễn dịch
Được tài trợ
Những thành phần dinh dưỡng trong tỏi có khả năng cải thiện hệ miễn dịch. Theo một số nghiên cứu, ăn tỏi mỗi ngày sẽ giảm số lần mắc cúm đến 63% so với giả dược. Do đó, bạn nên bổ sung tỏi để ngăn ngừa các bệnh cảm cúm.
Cải thiện chứng huyết áp cao
Các bệnh về tim mạch hay đột quỵ thường xảy ra khi huyết áp cao.
Được tài trợ
Theo các chuyên gia, 600 – 1500mg chiết xuất tỏi có hiệu quả tương tự thuốc Atenolol. Đây là loại thuốc để điều trị giảm huyết áp cao. Liều lượng này tương đương với 4 tép tỏi mỗi ngày.
Giảm cholesterol trong máu và nguy cơ mắc bệnh tim
Nguyên cứu cho biết, tỏi có thể làm giảm cholesterol toàn phần và cholesterol xấu LDL khoảng 10 – 15%. Sử dụng tỏi thường xuyên sẽ giúp làm chậm tiến trình lão hóa của động mạch chủ.
Ngoài ra, tỏi còn ức chế tích tụ tiểu cầu, phòng ngừa hình thành huyết khối. Do đó, tỏi có tác dụng ngăn ngừa bệnh tim mạch.
Bổ sung chất chống oxy hóa
Trong tỏi giàu chất chống oxy hóa. Vì vậy, nó có thể chống lại các tổn thương gây ra trong quá trình lão hóa. Sử dụng tỏi với liều lượng cao sẽ giúp sản sinh ra các enzym chống oxy hóa.
Ngoài ra, ăn tỏi cũng làm giảm nguy cơ mắc các bệnh như Alzheimer và sa sút trí tuệ.
Cải thiện chức năng xương khớp
Tỏi chứa các dưỡng chất như vitamin C, vitamin B6, mangan, kẽm,… Những chất này có tác dụng trong việc ngăn chặn sự hình thành các mô liên kết và chuyển hóa xương. Bên cạnh đó, nó có chức năng nâng cao khả năng hấp thụ canxi của cơ thể, giúp xương chắc khỏe hơn.
Đối với phụ nữ, việc ăn tỏi sống sẽ làm tăng nội tiết tố estrogen. Từ đó, nó sẽ giúp làm chậm quá trình loãng xương. Với bệnh nhân có vấn đề về xương khớp, tỏi có tác dụng giảm triệu chứng đau nhức rõ rệt.
Giải độc các kim loại nặng
Hợp chất sulfur có trong tỏi sẽ bảo vệ các cơ quan bên trong cơ thể tránh nguy cơ nhiễm độc kim loại nặng. Nghiên cứu chỉ ra rằng, tỏi làm giảm lượng chì trong máu đến 19%. Ngoài ra, dùng tỏi cũng làm giảm nhiều dấu hiệu lâm sàng của việc nhiễm độc.
Hướng dẫn ăn tỏi đúng cách
Hướng dẫn ăn tỏi đúng cách sẽ được THPT Chu Văn An bật mí trong phần nội dung dưới đây:
- Tỏi băm nhuyễn nên để trong không khí khoảng 10 – 15 phút mới ăn.
- Tỏi có thể đem đi ngâm dấm, bởi cách này vẫn giữ được các thành phần dinh dưỡng trong tỏi.
- Không nên sử dụng tỏi khi đói. Bởi tỏi có tính phân hủy và tính kích thích mạnh với niêm mạc dạ dày – ruột. Nếu ăn tỏi quá nhiều khi đói sẽ ảnh hưởng đến hệ tiêu hóa, đặc biệt là những người bị viêm loét dạ dày, tá tràng.
- Không ăn tỏi cùng các thực phẩm như thịt chó, thịt gà, trứng, cá trắm.
- Người có thể trạng suy yếu không nên dùng nhiều tỏi. Bởi nó sẽ làm tiêu tan khí huyết, loãng khí, hao máu, sinh đờm, phát nhiệt.
- Tác dụng phụ của tỏi có thể xảy ra đối với những người sử dụng thuốc điều trị HIV/AIDS, thuốc chống đông máu.
Tác hại của tỏi là gì?
Dưới đây là một số tác hại của tỏi bạn có thể tham khảo:
- Ăn mầm tỏi có thể gây ra ngộ độc. Bởi tỏi khi mọc mầm có chứa một lượng độc tố bên trong.
- Sử dụng tỏi quá nhiều có thể gây tổn thương gan.
- Ăn nhiều tỏi sẽ không tốt cho hệ tiêu hóa.
- Nhiều người dễ bị dị ứng với thành phần allicin lyase của tỏi.
- Tỏi có tác dụng không tốt đối với bệnh nhân đang dùng một số thuốc điều trị như HIV/AIDS, thuốc chống đông máu.
- Sử dụng quá nhiều tỏi khi đói có thể dẫn đến bệnh loét dạ dày.
- Ăn nhiều tỏi sống có thể gây tổn thương mắt.
- Dùng nhiều tỏi sẽ không tốt cho phụ nữ mang thai.
Những lưu ý khi ăn tỏi sống
Những lưu ý khi ăn tỏi sống sẽ được bật mí ngay dưới đây:
- Dùng tỏi sống quá nhiều sẽ làm tăng nguy cơ chảy máu bằng cách ngăn ngừa sự hình thành các cục máu đông.
- Tỏi sống không tốt cho những người bị trào ngược dạ dày, thực quản. Bởi tỏi có thể gây ra chứng ợ nóng.
- Tỏi sống có thể gây kích ứng đường tiêu hóa, có thể gây nóng ở ngực hoặc dạ dày.
Câu hỏi thường gặp
Ăn tỏi có tốt cho thận không?
Ăn tỏi rất tốt cho thận. Trong tỏi chứa rất thấp hàm lượng kali, natri và photpho. Theo nguyên tắc, người bị thận cần hạn chế nạp kali và natri vào cơ thể. Bởi những thành phần này sẽ khiến cho thận không lọc được, dẫn đến ứ đọng trong cơ thể.
Do đó, việc sử dụng tỏi trong bữa ăn hằng ngày sẽ không gây ảnh hưởng gì đến người mắc bệnh thận.
Ăn tỏi có tốt cho gan không?
Ăn tỏi có thể tốt cho gan. Bởi khi tỏi được nghiền nát có chứa một hợp chất lưu huỳnh gọi là allicin. Hoạt chất này là chất chống oxy hóa, kháng sinh và chống nấm mạnh mẽ. Do đó, sử dụng tỏi mang đến nhiều lợi ích cho gan.
Tuy nhiên đối với những người mắc bệnh về gan thì không nên ăn tỏi. Vì tỏi có tính ấm, vị cay nên có thể gây tổn thương gan. Nếu hàm lượng allicin quá cao sẽ ảnh hưởng đến gan.
Ngửi mùi tỏi có tác dụng gì?
Ngửi mùi tỏi có tác dụng giúp bạn dễ đi vào giấc ngủ sâu. Hợp chất allicin từ tỏi giúp làm dịu giấc ngủ của bạn. Ngoài ra, mùi tỏi còn giúp xua đuổi một số loại côn trùng. Bạn nên đặt tỏi dưới gối trước khi ngủ để cải thiện giấc ngủ hiệu quả.
Uống nước tỏi có tác dụng gì?
Uống nước tỏi có tác dụng gì sẽ đươc THPT Chu Văn An bật mí ngay sau đây:
- Có tác dụng hạ mỡ máu, hạ huyết áp và hỗ trợ sức khỏe tim mạch.
- Giúp ngăn ngừa một số bệnh ung thư như ung thư vú, ung thư dạ dày, ung thư vòm họng.
- Điều trị cảm cúm hiệu quả.
- Cải thiện hệ tiêu hóa.
- Kháng viêm, diệt khuẩn.
Rượu tỏi có tác dụng gì?
Rượu tỏi sẽ có một số tác dụng sau:
- Rất hữu ích trong việc chữa trị xương khớp.
- Có thể điều trị các bệnh về hô hấp, chẳng hạn như viêm xoang, viêm mũi,…
- Tác dụng tích cực đến hệ tiêu hóa.
- Bảo vệ tim mạch.
- Hỗ trợ điều trị tiểu đường.
Những chia sẻ trên của THPT Chu Văn An đã giải đáp cho độc giả tất tần tật câu hỏi tỏi có tác dụng gì. Hi vọng thông tin này thực sự hữu ích với bạn đọc. Hẹn gặp các bạn trong bài viết sau của THPT Chu Văn An nhé!