Dàn ý Phân tích truyện ngắn Hai đứa trẻ để chứng minh nhận định: “Chừng ấy người ngồi trong bóng tối đang trông đợi một cái gì đó tươi sáng hơn sự sống nghèo khổ hằng ngày của họ”
Dàn ý Phân tích truyện ngắn Hai đứa trẻ để chứng minh nhận định
I. Dàn ý Phân tích truyện ngắn Hai đứa trẻ để chứng minh nhận định (Chuẩn)
1. Mở bài
– Giới thiệu về nhà văn Thạch Lam: là thành viên của nhóm “Tự lực văn đoàn”, văn chương giàu lòng nhân hậu, tình cảm với số lượng lớn tác phẩm truyện ngắn
– Giới thiệu truyện ngắn “Hai đứa trẻ”, dẫn dắt vào câu nói “Chừng ấy người ngồi trong bóng tối đang trông đợi một cái gì đó tươi sáng hơn sự sống nghèo khổ hằng ngày của họ”.
2. Thân bài
– “Chừng nào”: hoàn cảnh không cụ thể nhưng được ngầm hiểu và khoảnh khắc chờ đợi chuyến tàu đêm đi qua của các nhân vật.
– Chị em Liên, chị Tí, bác Siêu, gia đình nhà Xẩm không thể hiện sự chờ đợi qua sự khao khát thể hiện trong hành động, lời nói cụ thể. Tất cả được diễn đạt qua thứ cảm xúc nhàn nhạt, mơ hồ, mong manh.
– Chờ tàu, không phải vì họ cần bán hàng mà vì thứ ánh sáng rực rỡ mà nó sẽ mang lại, một khát khao về sự đổi thay mang đến cái “tươi sáng hơn sự sống nghèo khổ hằng ngày của họ”.
– Nhưng sự thật đoàn tàu đến và đi chỉ trong một cái nháy mắt, rồi để lại tất cả chìm vào trong bóng tối tịch mịch u ám.
– Tất cả nhân vật đều chờ đợi trong sự bị động, không thể thay đổi, làm chủ chính cuộc sống tối tăm của mình.
3. Kết bài
– Giọng văn nhẹ nhàng, mềm mại, giàu chất thơ và nhạc điệu
– Tấm lòng thương cảm, nặng trĩu của nhà văn với những thân phận con người nhỏ bé, chênh vênh đang âm thầm tồn tại trong bóng tối khiến người đọc ít nhiều có những xót xa.
II.Bài văn mẫu Phân tích truyện ngắn Hai đứa trẻ để chứng minh nhận định (Chuẩn)
Có lẽ trong số các thành viên của nhóm “Tự lực văn đoàn”, Thạch Lam mang một phong vị văn chương rất riêng với tấm lòng nhân hậu và giàu tình cảm. Ông để lại cho đời số lượng lớn tác phẩm truyện ngắn trong đó đặc sắc nhất phải kể đến “Hai đứa trẻ” (trích từ tập truyện “Nắng trong vườn”). Ở đó, một thế giới nội tâm nhân vật đã được hé mở với những cảm xúc mơ hồ, mong manh, là sự kết hợp của tự sự – trữ tình, hiện thực – lãng mạn. Và người ta vẫn luôn ấn tượng với lời bình của người kể: “Chừng ấy người ngồi trong bóng tối đang trông đợi một cái gì đó tươi sáng hơn sự sống nghèo khổ hằng ngày của họ”.
Cái khoảng thời gian “chừng nào” mà tác giả nhắc đến có một hoàn cảnh cụ thể nào đó không? Câu trả lời là không. Trong toàn bộ tác phẩm “Hai đứa trẻ” chưa từng có chi tiết nào miêu tả rõ ràng về sự mong đợi ấy…(Còn tiếp)
>> Xem bài mẫu đầy đủPhân tích truyện ngắn Hai đứa trẻ để chứng minh nhận địnhtại đây.