Lớp 11

Dàn ý cảm nhận truyện ngắn Tinh thần thể dục

dan y cam nhan truyen ngan tinh than the duc

Dàn ý cảm nhận truyện ngắn Tinh thần thể dục

I. Dàn ý cảm nhận truyện ngắn Tinh thần thể dục

1. Mở bài

– Nguyễn Công Hoan được mệnh danh là “bậc thầy truyện ngắn trong văn học Việt Nam hiện đại”, bằng tiếng cười rất riêng, ông đã vạch trần bộ mặt thối nát của chế độ thực dân nửa phong kiến một cách sâu cay, đặc sắc.
– Tinh thần thể dục là một trong những truyện ngắn nổi bật của Nguyễn Công Hoan trong sự nghiệp văn chương trào phúng. Bằng giọng văn hóm hỉnh, sâu cay ông đã vạch rõ cái bản chất lố bịch, bịp bợm của “phong trào thể dục thể thao” nhằm đánh lạc hướng, che lấp đi phong trào cách mạng của tầng lớp thanh niên đương thời.

2. Thân bài:
* Bức trát về cuộc thi đá bóng đầy mâu thuẫn hài hước:
– Gây cười bởi nội dung bên trên là những lời quảng cáo lố bịch “sân vận động huyện có một cuộc đá bóng thi, nhiều chiến tướng đá rất hay, mọi nhẽ”, bên dưới lại loằng ngoằng những quy định nghiêm ngặt chẳng khác nào đi phu, đi lính.
– Tiếng cười xuất phát từ sự mâu thuẫn bởi một tinh thần thể dục, vốn nên được tự nguyện, là sự yêu thích của mỗi người, thì nay lại bị áp đặt, ép buộc.

* Các cách xin được không đi xem bóng:
– Anh Mịch lạy lục van xin được ở nhà đi làm trả nợ, nhưng ông lý gạt phắt đi, không cần biết no đói, buông lời dọa nạt bỏ tù, gô cổ cốt là ép anh Mịch đi bằng được, chẳng khác nào bắt phu.
– Bác Phô gái xin đút lót cho chồng được ở nhà dưỡng bệnh, xin đi thay chồng, ông lý không đồng ý, bởi bà là đàn bà => Tư tưởng trọng nam khinh nữ hủ lậu, sự ác độc không quan tâm sống chết của con người.
– Bà phó Bính xin đút lót để được thuê người đi thay, ông lý đồng ý nhận lễ => Bộ mặt bỉ ổi, tham lam, nhưng cố ra vẻ đường hoàng đầy đê tiện của ông lý.
=> Qua những phân cảnh dở khóc dở cười ấy người ta thấy một ông lý cố hết sức để gom người đi xem bóng và phải nghĩ đủ mọi cách để không cho xin xỏ, tha bổng, nghiêm túc tựa như bắt phu, bắt sưu thuế. Đến đây người ta mới nhận ra, cái nạn đi xem đá bóng nó cũng khiến người ta sợ hãi chẳng khác nào nạn phu, nạn sưu thuế, cũng khiến người ta khốn khổ, mất ăn mất ngủ.

* Bi hài chuyện dẫn người đi xem thi đấu:
– Nực cười một trận bóng bắt đầu lúc 3 giờ chiều, nhưng người xem phải dậy từ lúc gà gáy, chuẩn bị cơm từ chiều hôm trước, vất vả chẳng thua kém gì chuyện đi lính, đi phu.
– Cảnh tượng săn người đi xem bóng, như vây bắt tù nhân, người trốn được thì tựa như đi lánh nạn, ông lý thì coi chừng người xem như coi tù binh chỉ sợ xổng mất.
– Những nghịch lý như vậy khiến người ta thấy cái trò “văn minh” như bóng đá trở nên thật lố bịch và điên rồ, nó trở thành công cụ cho bọn quan sai được dịp tỏ ra nhiệt tình, trách nhiệm với công việc, lại được vơ đầy túi, trở thành gánh nặng, thành nỗi ám ảnh của người nông dân khốn khổ, cùng cực.

3. Kết bài
– Giá trị hiện thực:
+ Châm biếm, trào phúng một cách sâu sắc, vạch trần cái bộ mặt “văn minh” bịp bợm của bè lũ thực dân, cùng với sự phối hợp lố bịch, tàn ác của bọn tay sai phong kiến đã đẩy nhân dân vào cảnh khốn cùng, tách biệt người dân Việt Nam khỏi các phong trào cách mạng, chống lại bè lũ xâm lược.
– Nghệ thuật:
+ Ngôn ngữ truyện tự nhiên, sinh động.
+ Cốt truyện nhìn tưởng rời rạc nhưng gắn kết với nhau bằng những mâu thuẫn gây cười, từ đó tập trung thể hiện tư tưởng và nội dung chính của truyện.

II. Bài văn mẫucảm nhận truyện ngắn Tinh thần thể dục

Nguyễn Công Hoan là “bậc thầy truyện ngắn trong văn học Việt Nam hiện đại”, “là ngọn cờ đầu của văn học hiện thực phê phán Việt Nam… Nguyễn Công Hoan đến với chủ nghĩa hiện thực bằng văn học trào phúng”. Ông viết văn với ngòi bút lạc quan, dùng tiếng cười làm thứ vũ khí của kẻ mạnh để đánh vào cái chế độ thực dân – nửa phong kiến đầy thối nát, xấu xa, với đa số những đề tài được ông khai thác từ trong cuộc đời nghèo khổ, lầm lũi của tầng lớp nhân dân dưới đáy xã hội. Thông qua tiếng cười có vẻ lạc quan trào phúng đó, người ta mới nhận ra những sự thực, những đớn đau thật thương tâm về những kiếp người khốn khổ bị đày ải dưới chế độ nửa nạc nửa mỡ, đầy lố lăng, độc ác. Tinh thần thể dục là một trong những truyện ngắn nổi bật của Nguyễn Công Hoan trong sự nghiệp văn chương trào phúng, bằng giọng văn hóm hỉnh, sâu cay ông đã vạch rõ cái bản chất lố bịch, bịp bợm của “phong trào thể dục thể thao” nhằm đánh lạc hướng, che lấp đi phong trào cách mạng của tầng lớp thanh niên đương thời.

Truyện ngắn Tinh thần thể dục bắt đầu và xuyên suốt với những mẩu chuyện tưởng rời rạc chẳng liên quan gì tới nhau. Đầu tiên là một bức trát lạ lùng, trông cứ như tờ quảng cáo với nào là “sân vận động huyện có một cuộc đá bóng thi, nhiều chiến tướng đá rất hay,…(Còn tiếp)

>> Xem bài mẫu: Cảm nhận truyện ngắn Tinh thần thể dục

———————HẾT———————-

Truyện ngắn Tinh thần thể dục của nhà văn Nguyễn Công Hoan được biên soạn trong chương trình học SGK Ngữ văn lớp 11 vào tuần 15, bên cạnh cảm nhận về truyện ngắn tinh thần thể dục, các em học sinh thường được giáo viên ra các đề bài như:Soạn bài Tinh thần thể dục,Cảm nhận truyện ngắn Tinh thần thể dục,Phân tích truyện ngắn Tinh thần thể dục,Phân tích truyện ngắn Tinh thần thể dục;…

Nguyễn Thị Hương Thủy

Cô giáo Nguyễn Thị Hương Thủy tốt nghiệp trường Đại học Sư phạm Hà Nội và hiện đang tham gia giảng dạy môn Ngữ Văn tại trường THPT Chu Văn An. Cô có 20 năm kinh nghiệm giảng dạy, dẫn dắt nhiều thế hệ học sinh đạt những thành tích cao và đặt chân vào các trường đại học danh tiếng. Cô gặt hái được rất nhiều thành công trong sự nghiệp: giải Nhì trong cuộc thi giáo viên giỏi do thành phố Hà Nội tổ chức, tham gia giảng dạy đội tuyển Học sinh giỏi Quốc gia.
Back to top button