Lớp 11

Dàn ý phân tích bài thơ Chiều tối, mẫu số 3

dan y phan tich bai tho chieu toi mau so 3

Dàn ý phân tích bài thơ Chiều tối mẫu số 3

I. Dàn ý phân tích bài thơ Chiều tối (Chuẩn)

1. Mở bài

Bài thơ” Chiều tối” là một bài thơ tiêu biểu cho phong cách thơ của Hồ Chí Minh.

2. Thân bài

*Hai câu đầu: Bức tranh thiên nhiên thấm đẫm tâm trạng:
– Cánh chim trên bầu trời kia sau ngày dài kiếm ăn mỏi mệt, bay về tổ ấm của mình để nghỉ ngơi.
– Chòm mây lơ lửng trôi nhẹ nhàng, bình yên đến vậy mà sao gợi nỗi buồn mênh mang
– Không gian cao rộng
=> Phải chăng thiên nhiên ấy đang chất chứa nỗi lòng của người tù cách mạng đang một mình đơn độc giữa núi rừng bạt ngàn nơi đây, lấy cánh chim với đám mây kia làm người bạn tâm giao gửi gắm nỗi lòng

* Hai câu cuối: Bức tranh sinh hoạt của con người:
– Cảnh vật và con người hoà quyện vào nhau
– Một bức tranh sinh hoạt bình dị, đời thường mà khoẻ khoắn, gợi nét sinh động trong đời sống nhân dân.
– Chữ “hồng” trở thành nhãn tự của bài thơ.

3. Kết bài

Đọc bài thơ “Chiều tối” em càng thêm khâm phục Bác, càng trân quý tự do và hoà bình hôm nay. Và tự hứa với lòng, dù trong khó khăn thử thách của cuộc sống vẫn không nản chí, giữ vững tinh thần lạc quan và niềm tin tất thắng.

>> Xem thêm các mẫuDàn ý phân tích bài thơ Chiều tối khác tại đây.

II.Bài văn mẫu phân tích bài thơ Chiều tối (Chuẩn)

Nhận xét về tập thơ “Nhật kí trong tù” của Hồ Chí Minh, nhà phê bình Nguyễn Đăng Mạnh đã viết: “Quy luật thống nhất giữa cách mạng và thơ ca chân chính đã khiến cho Bác Hồ trong khi đào luyện mình thành một chiến sĩ cách mạng vĩ đại đã cùng lúc, ngoài ý muốn của Người, tự chuẩn bị cho mình những điều kiện để trở thành một nhà thơ lớn”. Đây là tập thơ bằng chữ Hán được Bác viết trong thời kì bị chính quyền Tưởng giới Thạch bắt giam. Một trong những tác phẩm tiêu biểu của tập thơ này là bài thơ “Chiều tối”.

“Chiều tối” được sáng tác trong hoàn cảnh Người bị giải đi từ nhà lao Tĩnh Tây đến nhà lao Thiên Bảo vào thời gian cuối mùa thu năm 1942. Khó khăn, thử thách không thể làm chùn bước chân của người chiến sĩ. Bác làm thơ để “ngâm ngợi cho khuây” và cũng là để đợi đến ngày được tự do. Những vần thơ của Người không chỉ “mênh mông bát ngát tình” (Hoàng Trung Thông) mà đó còn là những vần thơ thép, thể hiện một tinh thần thép…(Còn tiếp)

>> Xem chi tiết bài mẫuPhân tích bài thơ Chiều tối tại đây.

———————HẾT————————

Sau khi đón đọc bài Dàn ý phân tích bài thơ Chiều tối, mẫu số 2 được biên soạn trong chương trình SGKNgữ văn lớp 11các em có thể đón đọc thêm những bài viết về cảm nhận, phân tích tác phẩm như:Phân tích hình tượng người chiến sĩ trong bài thơ Từ ấy và Chiều tối, Phân tích bức tranh thiên nhiên và con người trong bài thơ Chiều tối,Cảm nhận về bài thơ Chiều tối, Phân tích bài thơ Chiều tối và nêu cảm nghĩ về phong cách nghệ thuật trữ tình của Bác;…

Nguyễn Thị Hương Thủy

Cô giáo Nguyễn Thị Hương Thủy tốt nghiệp trường Đại học Sư phạm Hà Nội và hiện đang tham gia giảng dạy môn Ngữ Văn tại trường THPT Chu Văn An. Cô có 20 năm kinh nghiệm giảng dạy, dẫn dắt nhiều thế hệ học sinh đạt những thành tích cao và đặt chân vào các trường đại học danh tiếng. Cô gặt hái được rất nhiều thành công trong sự nghiệp: giải Nhì trong cuộc thi giáo viên giỏi do thành phố Hà Nội tổ chức, tham gia giảng dạy đội tuyển Học sinh giỏi Quốc gia.
Back to top button