Lớp 11

Dàn ý nghị luận xã hội: Sức mạnh của một tập thể phụ thuộc vào động cơ gắn kết các thành viên trong đó

nghi luan xa hoi suc manh cua mot tap the phu thuoc vao dong co gan ket cac thanh vien trong do

Dàn ý nghị luận xã hội: Sức mạnh của một tập thể phụ thuộc vào động cơ gắn kết các thành viên trong đó

I. Dàn ý nghị luận xã hội: Sức mạnh của một tập thể phụ thuộc vào động cơ gắn kết các thành viên trong đó (Chuẩn)

1. Mở bài

– Trong xã hội có hai phạm trù cùng song song tồn tại và bổ trợ lẫn nhau ấy là cá nhân và tập thể.
– Có một ý kiến rất hay về mối quan hệ giữa hai khái niệm này rằng: “Sức mạnh của một tập thể phụ thuộc vào động cơ gắn kết các thành viên trong đó”, đó là một ý kiến hay và rất sâu sắc, mỗi chúng ta cần nắm bắt để có thể ngày một phát triển bản thân và xã hội.

2. Thân bài

* Giải thích
– Động cơ gắn kết các thành viên trong một tập thể, chúng ta có thể hiểu rằng đó là những mục đích chung, công việc chung, đồng thời còn có thể là những niềm tin chung mà các cá nhân đều cùng hướng đến, cùng lao động, học tập và làm việc vì để thực hiện chúng.
– Câu nói: “Sức mạnh của một tập thể phụ thuộc vào động cơ gắn kết các thành viên trong đó”, nhằm hướng chúng ta đến một quan điểm rằng nếu muốn khai thác một cách hiệu quả sức mạnh của tập thể, thì bản thân người đứng đầu cần tìm được động cơ hay là mục tiêu chung nhất, là ước muốn, hi vọng, nhận được sự đồng thuận của cả tập thể.

* Bàn luận
– Vấn đề động cơ gắn kết các thành viên trong một tập thể vô cùng quan trọng, đó là nền tảng cốt lõi để gây dựng nên thành công cũng như đoàn kết của cả một tổ chức lớn, gồm nhiều cá nhân.
– Mỗi người sẽ có cơ hội được phát huy những điểm mạnh, đồng thời mọi người tác động qua lại, bù đắp những chỗ còn khiếm khuyết của nhau, giúp nhau cùng tiến bộ.
– Đồng thời nhờ có sự gắn kết mà con người có sự giao lưu tiếp xúc, gia tăng tình cảm, tình đoàn kết, mọi người cùng chung sống chan hòa, yêu thương lẫn nhau, đó chính là yếu tố khiến tập thể càng thêm vững mạnh, dễ phát triển hơn.

* Bài học:
– Từ những phân tích nhận định trên, mỗi chúng ta cần phải nhận thức sống học tập và làm việc thật nghiêm túc, chăm chỉ, luôn hướng đến những mục tiêu chung, có ý tưởng sáng tạo, biết dung hòa ý kiến cá nhân và mục đích chung của cả tập thể để đưa cả bản thân và tập thể cùng đi lên.
– Chớ sống vị kỷ, xem mình là trung tâm vũ trụ, không quan tâm đến những người xung quanh, coi thường sức mạnh của tập thể, tự tách biệt ra khỏi tập thể.

3. Kết bài

– Việc mỗi chúng ta ý thức được tầm quan trọng của động cơ gắn kết chính là chìa khóa để hoàn thiện bản thân, đồng thời xây dựng, đóng góp, công sức vào mục tiêu chung.
– Mỗi một thành công vĩ đại cần một sự cộng hưởng hợp lý, sự ăn ý của cá nhân trong một tập thể, sự tách biệt, xa lánh cộng đồng chỉ khiến chúng ta bị lạc hậu và thụt lùi so với mọi người.

II. Bài văn mẫunghị luận xã hội: Sức mạnh của một tập thể phụ thuộc vào động cơ gắn kết các thành viên trong đó (Chuẩn)

Trong xã hội có hai phạm trù cùng song song tồn tại và bổ trợ lẫn nhau ấy là cá nhân và tập thể, cá nhân mang những thuộc tính và đặc điểm riêng biệt mà người ta thường hay gọi là cái “tôi” cá nhân, còn ngược lại tập thể lại là cái chung, là sự tổng hợp từ nhiều cá nhân, vì một mục đích chung nhất hoặc thống nhất trong cùng một môi trường, chế độ,… Có một ý kiến rất hay về mối quan hệ giữa hai khái niệm này rằng: “Sức mạnh của một tập thể phụ thuộc vào động cơ gắn kết các thành viên trong đó”, đó là một ý kiến hay và rất sâu sắc, mỗi chúng ta cần nắm bắt để có thể ngày một phát triển bản thân và xã hội.

Nói về động cơ gắn kết các thành viên trong một tập thể, chúng ta có thể hiểu rằng đó là những mục đích chung, công việc chung, đồng thời còn có thể là những niềm tin chung mà các cá nhân đều cùng hướng đến, cùng lao động, học tập và làm việc vì để thực hiện chúng. Nếu so sánh tập thể là một cuốn sách gồm nhiều trang thì phần đinh ghim các trang lại với nhau chính là động cơ gắn kết,…(Còn tiếp).

>> Xem bài mẫu: Nghị luận xã hội: Sức mạnh của một tập thể phụ thuộc vào động cơ gắn kết các thành viên trong đó

Nguyễn Thị Hương Thủy

Cô giáo Nguyễn Thị Hương Thủy tốt nghiệp trường Đại học Sư phạm Hà Nội và hiện đang tham gia giảng dạy môn Ngữ Văn tại trường THPT Chu Văn An. Cô có 20 năm kinh nghiệm giảng dạy, dẫn dắt nhiều thế hệ học sinh đạt những thành tích cao và đặt chân vào các trường đại học danh tiếng. Cô gặt hái được rất nhiều thành công trong sự nghiệp: giải Nhì trong cuộc thi giáo viên giỏi do thành phố Hà Nội tổ chức, tham gia giảng dạy đội tuyển Học sinh giỏi Quốc gia.
Back to top button