Lớp 11

Dàn ý suy nghĩ về câu nói “Không phải nghề nghiệp làm danh giá cho con người … “

dan y suy nghi ve cau noi khong phai nghe nghiep lam danh gia cho con nguoi

Dàn ý suy nghĩ về câu nói “Không phải nghề nghiệp làm danh giá cho con người … “

I. Dàn ý suy nghĩ về câu nói Không phải nghề nghiệp làm danh giá cho con người…(Chuẩn)

1. Mở bài

Giới thiệu khái quát về vấn đề nghị luận: quan niệm về việc đánh giá nghề nghiệp và việc chọn nghề.

2. Thân bài

a. Giải thích vấn đề nghị luận
– Giải thích khái niệm “nghề nghiệp”.
– Giải thích ý nghĩa nội dung câu nói.

b. Bàn luận, phân tích vấn đề nghị luận
– “Không phải nghề nghiệp làm danh giá cho con người” vì:
+ Mỗi một nghề đều có những đặc trưng riêng, sứ mệnh riêng và đều đóng vai trò nhất định đối với đời sống xã hội.
+ Nghề nghiệp ra đời do nhu cầu của xã hội và nhằm phục vụ cuộc sống của con người.
+ Không có sự phân biệt giữa nghề “cao quý”, danh giá và nghề nghiệp thấp hèn.

– “…chính con người làm danh giá cho nghề nghiệp”:
+ Con người là chủ thể quyết định đến hoạt động nghề nghiệp.
+ Tinh thần làm việc của con người mới là yếu tố quyết định giá trị của nghề nghiệp, tạo nên sự “danh giá” cho công việc mà họ đảm nhận (nếu làm việc tích cực thì sẽ đem đến những đóng góp, cống hiến vĩ đại)

c. Lật lại vấn đề
Trong thực tế vẫn tồn tại những con người vi phạm “đạo đức nghề nghiệp”, gây ảnh hưởng xấu đến nghề nghiệp, vị trí mà họ đảm nhận

d. Bài học nhận thức và hành động
– Nhận thức đúng về giá trị của nghề nghiệp.
– Lựa chọn nghề nghiệp phù hợp để cống hiến và làm việc hết mình, tạo nên giá trị cho nghề nghiệp.
– Phê phán những tư tưởng phân biệt khi đánh giá nghề nghiệp (cao quý – thấp hèn,…)

3. Kết bài

Khẳng định lại vấn đề nghị luận.

II. Bài văn mẫusuy nghĩ về câu nói Không phải nghề nghiệp làm danh giá cho con người … (Chuẩn)

“Nhất nghệ tinh, nhất thân vinh”. Câu thành ngữ ngắn gọn mà ông cha để lại đã thể hiện một quan niệm sâu sắc về vấn đề định hướng nghề nghiệp: khi mà con người chuyên tâm và tinh thông một nghề thì người đó sẽ đạt được sự thành công. Bàn về vấn đề này, từng nói: “Không phải nghề nghiệp làm danh giá cho con người, mà chính con người làm danh giá cho nghề nghiệp”.

Như chúng ta đã biết, nghề nghiệp là khái niệm để lĩnh vực hoạt động có tính ổn định, dài lâu, và yêu cầu người lao động cần trải qua quá trình đào tạo, rèn luyện những tri thức, kĩ năng để phù hợp với yêu cầu của nghề nghiệp. Câu nói của Pa-xtơ đã thể hiện một quan điểm về việc đánh giá nghề nghiệp và ẩn chứa một bài học giáo dục sâu sắc về việc chọn nghề: không có sự phân biệt giữa nghề cao quý, nghề thấp hèn mà giá trị của nghề nghiệp hoàn toàn do con người quyết định, bởi vậy con người cần lựa chọn nghề nghiệp phù hợp với năng lực, sở thích để cống hiến hết mình.

Trong xã hội hiện nay, tồn tại rất nhiều quan niệm sai lầm về nghề nghiệp, đặc biệt là việc có sự phân biệt giữa cách ngành nghề và thường đánh giá người lao động dựa theo nghề nghiệp của họ. Đây là cách đánh giá hoàn toàn phiến diện, sai lầm, bởi mỗi một nghề có những tính chất riêng, đặc điểm riêng,…(Còn tiếp)

>> Xem bài mẫu đầy đủSuy nghĩ về câu nói: Không phải nghề nghiệp làm danh giá cho con người…tại đây.

Nguyễn Thị Hương Thủy

Cô giáo Nguyễn Thị Hương Thủy tốt nghiệp trường Đại học Sư phạm Hà Nội và hiện đang tham gia giảng dạy môn Ngữ Văn tại trường THPT Chu Văn An. Cô có 20 năm kinh nghiệm giảng dạy, dẫn dắt nhiều thế hệ học sinh đạt những thành tích cao và đặt chân vào các trường đại học danh tiếng. Cô gặt hái được rất nhiều thành công trong sự nghiệp: giải Nhì trong cuộc thi giáo viên giỏi do thành phố Hà Nội tổ chức, tham gia giảng dạy đội tuyển Học sinh giỏi Quốc gia.
Back to top button