Dàn ý tâm sự của nhân vật trữ tình qua bài thơ Tự tình
I. Dàn ý tâm sự của nhân vật trữ tình qua bài thơ Tự tình (Chuẩn)
1. Mở bài
– Giới thiệu khái quát về tác giả Hồ Xuân Hương (đặc điểm sáng tác, những sáng tác chủ yếu,…)
– Giới thiệu về bài thơ Tự tình (xuất xứ, khái quát giá trị nội dung và giá trị nghệ thuật của bài thơ,….)
– Nêu vấn đề nghị luận: tâm sự của nhân vật trữ tình trong bài thơ Tự tình.
2. Thân bài
a. Hai câu đề: Nỗi cô đơn, trống vắng
– “Đêm khuya”: Thời gian thực nhưng đồng thời cũng là thời gian nghệ thuật, nhấn mạnh sự cô đơn của nhân vật trữ tình.
– “Văng vẳng”: m thanh của tiếng trống canh dồn từ xa vọng lại như làm cho thời gian, tuổi xuân của người phụ nữ trôi đi nhanh hơn.
– Đảo ngữ “trơ cái hồng nhan” càng tô đậm nỗi bẽ bàng, tủi hổ của người phụ nữ.
b. Hai câu thực: Nỗi buồn tủi, bẽ bàng, xót xa trước hoàn cảnh của bản thân
– Sử dụng rất tài tình cụm từ “say lại tỉnh”, “khuyết chưa tròn” đã tô đậm bi kịch về thân phận của người phụ nữ với tình duyên lỡ dở.
– Cách nói ẩn dụ “vầng trăng bóng xế khuyết chưa tròn” đã thể hiện một cách sâu sắc rằng tuổi xuân, thời son trẻ của người phụ nữ đã qua đi nhưng tình yêu, hạnh phúc vẫn chưa vẹn tròn, viên mãn
c. Hai câu luận: Thái độ phẫn uất, phản kháng trước “bi kịch duyên phận” và số phận hẩm hiu
– Nghệ thuật đảo ngữ cùng việc sử dụng hàng loạt các động từ mạnh “xiên ngang”, “đâm toạc” đã làm nổi bật cái dữ dội, quyết liệt của sự phản kháng.
– Hai câu thơ như vẽ nên trước mắt người đọc một bức tranh thiên nhiên tiềm tàng sức sống dù bị nén xuống nhưng vẫn đang cố gắng vùng vẫy, cựa quậy vươn lên thật mạnh mẽ chứ nhất quyết không chịu đầu hàng số phận.
– Sự phản kháng, phẫn uất ấy của thiên nhiên hay phải chăng đó chính là sự phẫn uất, phản kháng của người phụ nữ trước số phận của mình.
– Hai câu thơ ấy đã thể hiện bản lĩnh, cá tính mạnh mẽ của Hồ Xuân Hương
d. Hai câu kết: Sự ngán ngẩm, buông xuôi và bất lực
– Xuân đi xuân lại lại” chính là bước chuyển của thời gian, mùa xuân này đi mùa xuân khác sẽ lại tới song ” là lúc tuổi xuân của người phụ nữ đã mãi mãi mất đi.
– Một chữ “ngán” thôi đã diễn tả nỗi đau, sự ngán ngẩm, chán chường của người phụ nữ chán thì quá lứa, lỡ dở tình yêu và hạnh phúc.
– Tình yêu đã bị vỡ tan thành nhiều “mảnh” thế mà còn chua chát hơn khi lại “san sẻ tí con con” nên người phụ nữ đành nín lặng và chấp nhận.
3. Kết bài
Khái quát về cái tôi trữ tình trong bài thơ Tự tình của Hồ Xuân Hương và nêu cảm nghĩ của bản thân.
II.Bài văn mẫu Tâm sự của nhân vật trữ tình qua bài thơ Tự tình (Chuẩn)
Đã có rất nhiều nhà văn, nhà thơ viết về hình tượng người phụ nữ, tuy nhiên mỗi người lại có cách cảm nhận, tái hiện rất riêng về hình tượng ấy. Nếu Nguyễn Du cảm thương cho số phận người phụ nữ “tài hoa bạc mệnh”, Đặng Trần Côn và Đoàn Thị Điểm thương cho số phận người chinh phụ trong các cuộc chiến tranh thời phong kiến thì Hồ Xuân Hương lại khóc thương cho những người phụ nữ có số phận hẩm hiu. Đọc Tự tình II của Hồ Xuân Hương sẽ giúp chúng ta cảm nhận sâu sắc điều đó đặc biệt là tâm sự, những cung bậc, sắc thái cảm xúc của nhân vật trữ tình.
Hai câu thơ mở đầu bài thơ đã diễn tả sâu sắc nỗi buồn, nỗi cô đơn, trống vắng đến tột cùng và cả sự bẽ bàng, tủi hổ trước số phận, cảnh ngộ của mình…(Còn tiếp)
>> Xem bài mẫu đầy đủTâm sự của nhân vật trữ tình qua bài thơ Tự tìnhtại đây.
———————HẾT———————
Tự tình của Hồ Xuân Hương không chỉ bộc lộ tình cảnh éo le, khát vọng hạnh phúc của nhân vật trữ tình mà còn khái quát được số phận và cuộc sống đầy bất công của người phụ nữ trong xã hội xưa. Bên cạnh bài Tâm sự của nhân vật trữ tình qua bài thơ Tự tình, các em có thể tìm hiểu thêm về bài thơ qua:Phân tích bài Tự tình 2 của Hồ Xuân Hương, Nỗi lòng tác giả qua bài Tự tình 2, Bình giảng bài Tự tình của Hồ Xuân Hương, Hình tượng người phụ nữ Việt Nam trong xã hội cũ qua Tự Tình II và Thương vợ.