Tổng hợp

Cha mẹ cho đất có cần chữ ký của tất cả các con không?

 

Trường hợp thuộc quyền sở hữu của cha mẹ? Trường hợp cũng thuộc quyền sở hữu của các thành viên khác? Thuộc sở hữu của nhiều chủ thể khác nhau

Cho đất được hiểu là hình thức tặng cho đất theo pháp luật. Như vậy, đây là hành vi của chủ thể có quyền sở hữu theo quy định của pháp luật. Việc thực hiện này diễn ra trong quy định về trình tự thủ tục. Trong đó đảm bảo cho các nhu cầu cũng như quyết định được pháp luật công nhận. Từ đó mà chủ thể liên quan gắn với các quyền lợi và nghĩa vụ kéo theo tương ứng. Quyền và lợi ích tương đương cũng ảnh hưởng nghiêm trọng đối với tính chất sở hữu đối với quyền sử dụng đất.

Căn cứ pháp lý: 

– Bộ luật Dân sự năm 2015;

– Luật Đất đai năm 2013;

– Thông tư 23/2014/TT-BTNMT về Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, quyền sở hữu nhà ở và tài sản khác gắn liền với đất.

cha me cho con dat co can chu ky cua con khac khong 1

Luật sư tư vấn luật qua điện thoại trực tuyến miễn phí:

Để trả lời câu hỏi đề ra, cần xem xét các trường hợp thể hiện khác nhau. Trong đó, quy định về các chủ thể có quyền ra quyết định tặng cho được quan tâm. Tính chất sở hữu đất cơ bản mang đến quyền đối với sử dụng, định đoạt. Nói cách khác, thực hiện tặng cho cần đảm bảo với ý chí của các chủ sở hữu đối với đất đó.

Xác định đất thuộc sở hữu của ai?

Mảnh đất được cha mẹ phân chia cho các con có thể là một trong ba trường hợp như sau:

+ Đất thuộc quyền sở hữu của cha mẹ. Hiểu là tài sản chung của cha mẹ. Khi đó, các thông tin về quyền sở hữu của hai chủ sở hữu này được ghi trên giấy chứng nhận quyền sử dụng đất.

+ Tất cả thành viên trong gia đình đều có quyền sử dụng đất. Thể hiện với giấy chứng nhận cấp cho hộ gia đình. Tức là quyền sử dụng được xác định đối với tất cả các thành viên có tên trong hộ khẩu. Tuy nhiên cần quan tâm đến thời điểm phải là thời điểm cấp giấy chứng nhận. Bởi tên trong hộ khẩu đối với hộ gia đình có thể thay đổi theo thời gian.

+ Trường hợp đất chung quyền sở hữu đối với người ngoài gia đình. Được coi là trường hợp phức tạp nhất khi xác định quyền sử dụng đất. Bởi tính chất đối với thời gian cũng như các thỏa thuận được thực hiện. Từ đó đảm bảo xác định đúng, đủ các chủ thể có quyền định đoạt với đất đó.

Mang đến các xác định đối với chủ thể sở hữu chung. Từ đó cũng ràng buộc cách thức thực hiện tặng cho. Vừa đảm bảo tuân thủ đúng với các quy định của pháp luật. Mang đến các đảm bảo trong quyền và nghĩa vụ pháp lý. Đồng thời việc tặng cho cũng cần phù hợp với phần lợi ích cân đối, hợp lý khi tiến hành tặng cho.

Với mỗi trường hợp cụ thể như đã phân tích ở phần trên bài viết thì câu trả lời cha mẹ cho con đất có cần chữ ký của những người con khác không là có sự khác nhau. Với các quan tâm đối với kiến thức pháp luật, chính xác cần tìm hiểu chủ thể có quyền tặng cho đất. Khi đó, có thể khẳng định rằng chủ sở hữu, các đồng sở hữu có quyền thống nhất để đi đến định đoạt chung. Xem xét các trường hợp cụ thể dưới đây.

1. Trường hợp thuộc quyền sở hữu của cha mẹ.

Được hiểu là giấy chứng nhận quyền sử dụng đất được cấp đứng tên cha mẹ. Do vậy thuộc vào quyền sở hữu của cha mẹ. Với tính chất của chủ sở hữu thể hiện, các con không có quyền sở hữu. Khi đó, chỉ các chủ sở hữu mới có toàn quyền trong sử dụng và định đoạt.

Căn cứ tại Điểm d khoản 1 Điều 5 Thông tư 23/2014/TT-BTNMT.

“Trường hợp quyền sử dụng đất, tài sản gắn liền với đất là tài sản chung của hai vợ chồng thì ghi họ tên, năm sinh, tên và số giấy tờ nhân thân, địa chỉ thường trú của cả vợ và chồng…”.

Với quyền sở hữu của cha mẹ, giấy chứng nhận quyền sử dụng đất ghi thông tin của cả cha và mẹ. Khi đó, các quyền được xác lập theo pháp luật. Đảm bảo thể hiện đối với quyền sử dụng đất.

Tiến hành tặng cho. 

Như vậy, có thể xác định đối với quyền sở hữu với tài sản chung vợ chồng. Với các thể hiện đối với các thông tin xác định đối với cả hai vợ chồng. Điều này đảm bảo cho tính chất chung trong sở hữu các tài sản. Các thành viên khác trong hộ gia đình không có chung quyền sở hữu và các con không có quyền. Bản chất này mang đến tính chất quyết định của các chủ sở hữu trên pháp luật. Trên thực tế sử dụng, cha mẹ có thể cho các con những quyền lợi khác nhau. Nhưng đối với quyết định tặng cho thì chỉ có thể tiến hành bởi bố mẹ.

Nói chính xác hơn, trong quá trình sử dụng có thể tổ chức sử dụng tùy nhu cầu và mục đích. Nhưng khi quyết định tặng cho theo pháp luật, cha mẹ là hai chủ thể có quyền thực hiện. Việc xác lập phải được tiến hành với ý chí thống nhất của cả cha và mẹ. Trong khi không cần thống nhất ý chí của các thành viên khác trong gia đình. Các căn cứ được xác định đối với quy định sau:

Trường hợp chỉ riêng cha mẹ có quyền sở hữu với mảnh đất thì căn cứ theo quy định tại điều tại 213 Bộ luật dân sự 2015 về sở hữu chung của vợ chồng như sau:

“ 1. Sở hữu chung của vợ chồng là sở hữu chung hợp nhất có thể phân chia.

2. Vợ chồng cùng nhau tạo lập, phát triển khối tài sản chung; có quyền ngang nhau trong việc chiếm hữu, sử dụng, định đoạt tài sản chung.

3. Vợ chồng thỏa thuận hoặc ủy quyền cho nhau chiếm hữu, sử dụng, định đoạt tài sản chung….”.

Kết luận:

Như vậy trong trường hợp này, cha mẹ có toàn quyền quyết định với mảnh đất. Tức là có toàn quyền trong xác lập các giao dịch nói chung theo pháp luật. Việc thực hiện tặng cho chỉ cần có sự thống nhất thể hiện ý chí của cha mẹ. Tiến hành với hợp đồng tặng cho có chữ ý của cha mẹ. Cho ai cũng được mà không cần có chữ ký của các con khác.

Tuy nhiên việc phân chia cần đảm bảo nhân văn và phù hợp. Tránh các con ghen ghét đố kị nhau. Cũng như tránh làm mất đi các mối quan hệ tốt đẹp chỉ vì quyền lợi theo mối quan hệ gia đình không được đảm bảo.

2. Trường hợp cũng thuộc quyền sở hữu của các thành viên khác. 

Trong trường hợp này, có thể thấy các chủ thể với quyền sử dụng đất là nhiều hơn. Khi đó, không chỉ cha mẹ mà các thành viên khác cũng có quyền. Khi đó, xác định quyền của từng người thông qua xác định người đứng tên trên giấy chứng nhận quyền sử dụng đất. Xác định mảnh đất thuộc trường hợp tất cả các thành viên có quyền sở hữu với mảnh đất.

Cụ thể căn cứ theo quy định tại Khoản 29 Điều 3 Luật Đất đai 2013:

“Hộ gia đình sử dụng đất là những người có quan hệ hôn nhân, huyết thống, nuôi dưỡng theo quy định của pháp luật về hôn nhân và gia đình, đang sống chung và có quyền sử dụng đất chung tại thời điểm được Nhà nước giao đất, cho thuê đất, công nhận quyền sử dụng đất; nhận chuyển quyền sử dụng đất”.

Thuộc sở hữu hộ gia đình được hiểu là tính chất sở hữu không thuộc một thành viên cụ thể. Ở đây, gắn với các mối quan hệ xét theo pháp luật, hộ gia đình có quyền sở hữu chung đối với quyền sử dụng đất. Các quyền cụ thể trong định đoạt cũng phải được xác định tương ứng. Đó là thuộc vào quyền lợi chung của tất cả các thành viên.

Phân tích:

Trường hợp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất và quyền sở hữu nhà ở là hộ gia đình đứng tên. Về mặt pháp luật, tài sản đó thuộc quyền sở hữu chung theo phần của tất cả những thành viên có tên trong sổ hộ khẩu tại thời điểm cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất và quyền sở hữu nhà ở. Với các mốc thời gian được xác định đó, hộ gia đình cần thống nhất ý chí nếu muốn tiến hành tặng cho.

Trong một gia đình có bố mẹ và các con, việc thực hiện thống nhất ý chí cần thiết được tiến hành. Đây là cách thức duy nhất để đảm bảo mang đến hiệu quả của hợp đồng tặng cho đất. Cũng chính là chuyển nhượng các quyền lợi và nghĩa vụ kéo theo. Các thành viên khác lúc này là đồng chủ sở hữu. Chỉ bố mẹ thì không có quyền quyết định đối với hoạt động tặng cho đất trong trường hợp này.

Kết luận:

Đối với trường hợp mảnh đất là tài sản chung của hộ gia đình. Khi cha mẹ muốn cho một trong số những người con của mình đất thì cần phải có đầy đủ chữ ký của những người đồng sở hữu còn lại. Đảm bảo cho hoạt động được tiến hành được phản ánh với đồng ý chí của các chủ sở hữu. Trong trường hợp này, cha mẹ và các con, mỗi người có được một phần quyền lợi như nhau. Để hợp đồng tặng cho có hiệu lực pháp luật, cần sự tham gia của tất cả các chủ thể trên. Nếu không, giao dịch sẽ vô hiệu. Nghĩa là pháp luật sẽ không bảo vệ cho những tranh chấp phát sinh đối với quyền và nghĩa vụ xác định tương ứng.

3. Thuộc sở hữu của nhiều chủ thể khác nhau. 

Ngoài ra, mảnh đất cha mẹ cho con cái cũng có thể rơi vào trường hợp thứ ba là chủ quyền mảnh đất rất phức tạp. Khi các tính chất trong tặng cho thực tế chưa đảm bảo đúng theo pháp luật. Khi đó, các chủ thể có quyền khác chưa phản ánh được ý chí thống nhất. Có thể mang đến các quyền lợi và nghĩa vụ của chủ thể khác nhau không được đảm bảo. Đồng thời gây ra nhiều tranh chấp trong các khoảng thời gian sau đó.

Thực tế rất nhiều trường hợp không chỉ riêng cha mẹ hay hộ gia đình đứng tên mảnh đất. Có thể từ xa xưa hoặc làm ăn mà mảnh đất được đứng tên bởi rất nhiều chủ thể khác nhau. Để thực hiện các quyền tặng cho, cần đảm bảo các thẩm quyền được tiến hành đúng. Khi đó, cần xác định chính xác các chủ thể cùng đứng tên trên giấy chứng nhận. Và đảm bảo sự thể hiện đồng nhất ý chí từ các chủ thể này trong hoạt động tặng cho. Với hợp đồng tặng cho được xác lập, chữ ký của các chủ thể.

Trên đây là nội dung phân tích của Công ty luật Dương gia đối với chủ đề thảo luận đầu bài.

Bản quyền bài viết thuộc trường trung học phổ thông Sóc Trăng. Mọi hành vi sao chép đều là gian lận.
Nguồn chia sẻ: Trường THPT Thành Phố Sóc Trăng (thptsoctrang.edu.vn)

Nguyễn Thị Hương Thủy

Cô giáo Nguyễn Thị Hương Thủy tốt nghiệp trường Đại học Sư phạm Hà Nội và hiện đang tham gia giảng dạy môn Ngữ Văn tại trường THPT Chu Văn An. Cô có 20 năm kinh nghiệm giảng dạy, dẫn dắt nhiều thế hệ học sinh đạt những thành tích cao và đặt chân vào các trường đại học danh tiếng. Cô gặt hái được rất nhiều thành công trong sự nghiệp: giải Nhì trong cuộc thi giáo viên giỏi do thành phố Hà Nội tổ chức, tham gia giảng dạy đội tuyển Học sinh giỏi Quốc gia.

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

Back to top button