Hãy tưởng tượng nếu thiếu âm thanh thì cuộc sống của chúng ta sẽ tẻ nhạt và khó khăn như thế nào? Tuy nhiên tiếng động quá lớn và kéo dài lại gây tác hại rất xấu đến thần kinh con người.
Vì vậy trong các nhà máy, ở các thành phố công nghiệp, người ta phải hạn chế bớt những tiếng ồn. Bài viết này chúng ta sẽ tìm hiểu và nhận biết ô nhiễm tiếng ồn và biện pháp chống ô nhiễm tiếng ồn.
I. Nhận biết ô nhiễm tiếng ồn
– Tiếng ồn gây ô nhiễm là tiếng ồn to, kéo dài gây ảnh hưởng xấu đến sức khỏe và hoạt động bình thường của con người.
* Ví dụ:
– Tiếng sấm sét tuy to nhưng không kéo dài nên không ảnh hưởng tới sức khỏe con người (không xem là ô nhiễm tiếng ồn).
– Tiếng ồn máy khoan to và kéo dài gây ảnh hưởng tới việc việc gọi điện thoại và ù tai người thợ khoan (ô nhiễm tiếng ồn)
– Tiếng họp chợ ồn ào gây ảnh hưởng tới việc học tập của học sinh (ô nhiễm tiếng ồn).
II. Biện pháp chống ô nhiễm tiếng ồn
–Để chống ô nhiểm tiếng ồn cần làm giảm độ to của tiếng ồn phát ra, ngăn chặn đường truyền âm, làm cho âm truyền theo hướng khác.
–Một số biện pháp chống ô nhiễm tiếng ồn (đặc biệt là tiếng ồn giao thông):
1. Treo biển báo “Cấm bóp còi” tại những nơi gần bệnh viện, trường học
2. Xây dựng tường bêtông ngăn cách khu dân cư với đường cao tốc.
3. Trồng nhiều cây xanh để âm truyền đến gặp lá cây sẽ phản xạ theo các hướng khác nhau.
4. Làm trần nhà, tường nhà dày bằng xốp, làm tường phủ dạ nhung để ngăn bớt âm truyền qua
Vật liệu cách âm: là những vật liệu được dùng để làm giảm tiếng ồn truyền đến tai ta: Gạch, bê tông, gỗ,…
III. Câu hỏi vận dụng chống ô nhiễm tiếng ồn
* Câu C5trang 44 SGK Vật Lý 7:Hãy đề ra những biện pháp chống ô nhiễm tiếng ồn có thể thực hiện được đối với hình vẽ 15.2; 15.3.
* Lời giải:
Những biện pháp chống ô nhiễm tiếng ồn có thể thực hiện được:
+ Đối với hình 15.2 là: yêu cầu trong giờ làm việc tiếng ồn máy khoan không quá 80dB; người thợ khoan cần dùng bông nút kín tai hoặc đeo cái bịt tai lúc làm việc.
– Người phụ nữ có thể đóng kín cửa phòng, treo màn bằng vật liệu cách âm để giảm tiếng ồn truyền vào phòng.
+ Đối với hình 15.3: xây tường gạch dày và cao ngăn cách giữa tường và chợ để ngăn cách giữ chợ và lớp học, đóng các cửa phòng học, xây tường chắn bằng vật liệu cách âm, trồng cây xung quanh, phức tạp hơn là chuyển lớp học hoặc chợ đi nơi khác,…
* Câu C6 trang 44 SGK Vật Lý 7:Hãy chỉ ra trường hợp gây ô nhiễm tiếng ồn gần nơi em sống và đề ra một vài biện pháp chống sự ô nhiễm tiếng ồn đó.
* Lời giải:
Tùy theo từng trường hợp, khu vực học sinh ở. Ví dụ về các phương án và biện pháp chống ô nhiễm tiếng ồn có thể là:
– Nhà gần khu khai thác than, đá,… gần các nhà xưởng sản xuất,… gần trục đường quốc lộ nhiều xe cộ chạy,…
Biện pháp: bịt, nút tai khi học, làm việc.
– Tiếng lợn, bò kêu vào sáng sớm hàng ngày tại lò mổ gần nhà.
Biện pháp: Đề nghị chuyển lò mổ tới nơi xa vùng dân cư; xây tường chắn xung quanh, trong phòng nên dùng vật liệu cách âm.
– Gần nhà có điểm hát karaoke suốt ngày đêm gây ô nhiễm tiếng ồn.
Biện pháp: em có thể đề nghị tụ điểm này làm phòng kín xây tường sần sùi, hoặc lát những vật liệu cách âm như mút cao su, miếng xốp,…
Hy vọng với bài viết vềNhận biết ô nhiễm tiếng ồn và biện pháp chống ô nhiễm tiếng ồn ở trên giúp ích cho các em. Mọi góp ý và thắc mắc các em hãy để lại nhận xét dưới bài viết để TH Văn Thủyghi nhận và hỗ trợ, chúc các em học tốt.