Lớp 7

Nhận biết ánh sáng nguồn sáng và vật sáng – Vật lý 7 bài 1

Thực tế các em thấy bông hoa có màu đỏ là vì có ánh sáng màu đỏ từ bông hoa đến mắt ta. Có nhiều loại anh sáng màu như đỏ, vàng, lục, lam, tím,… Vật đen là vật không tự phát ra ánh sáng, cũng không hắt lại ánh sáng chiếu vào nó. Sở dĩ ta nhận ra vật đen vì nó được đặt bên cạnh những vật sáng khác.

Bài viết này sẽ giới thiệu tới các em cách nhận biết ánh sáng nguồn sáng và vật sáng như thế nào, chúng ta cùng tìm hiểu ngay nhé.

I. Nhận biết ánh sáng.

• Các trường hợp mắt ta nhận biết được có ánh sáng:

– Ban ngày, đứng ngoài trời và mở mắt

– Ban đêm, đứng trong phòng kín cửa, mở mắt và bật đèn

• Trong các trường hợp mắt ta nhận biết được ánh sáng đều có điều kiện giống nhau đó là có ánh sáng truyền vào mắt.

→ Kết luận: Mắt ta nhận biết được ánh sáng khi có ánh sáng truyền vào mắt ta.

II. Nhìn thấy một vật

• Thí nghiệm

• Có đèn để tạo ra ánh sáng→ nhìn thấy vật, chứng tỏ ánh sáng chiếu tới vật (mảnh giấy trắng)→ ánh sáng từ mảnh giấy trắng đến mắt nên mắt nhìn mảnh giấy trắng.

→ Kết luận: Ta nhìn thấy một vật khi có ánh sáng truyền tới mắt ta.

III. Nguồn sáng và vật sáng

–Dây tóc bóng đèn tự nó phát ra ánh sáng khi có dòng điện chạy qua gọi là nguồn sáng.

–Dây tóc bóng đèn phát ra ánh sáng từ vật khác chiếu tới nó gọi chung là vật sáng.

→ Như vậy:

–Nguồn sáng là các vật tự phát ra ánh sáng, vật sáng là mọi vật có ánh sáng từ đó truyền đến mắt ta.

– Vật đen là vật không tự phát ra ánh sáng và cũng không hắt lại ánh sáng chiếu vào nó. Sở dĩ ta nhận ra vật đen vì nó được đặt bên cạnh những vật sáng khác.

IV. Vận dụng trả lời các câu hỏi về nhận biết nguồn sáng vật sáng

* Câu C1 trang 4 sgk Vật Lý 7:Trong những trường hợp mắt ta nhận biết được ánh sáng, có điều kiện gì giống nhau?

* Lời giải:

– Điều kiện giống nhau đó là có ánh sáng truyền vào mắt ta.

– Kết luận: Mắt ta nhận biết được ánh sáng khi có ánh sáng truyền vào mắt ta.

* Câu C2 trang 5 sgk Vật Lý 7:Bố trí thí nghiệm như hình 1.2a SGK. Mảnh giấy trắng dán trên thành màu đen bên trong một hộp kín. Trường hợp nào dưới đây ta nhìn thấy mảnh giấy trắng?

a. Đèn sáng (hình 1.2a).

b. Đèn tắt (hình 1.2b).

Vì sao lại nhìn thấy?

* Lời giải:

– Trường hợp ta nhìn thấy mảnh giấy trắng là trường hợp a: đèn sáng. Vì ánh sáng của đèn chiếu vào mảnh giấy trắng, mảnh giấy hắt lại ánh sáng chiếu vào mắt.

– Kết luận: Ta nhìn thấy một vật khi có ánh sáng từ vật đó truyền vào mắt ta.

* Câu C3 trang 5 sgk Vật Lý 7:Trong các thí nghiệm ở hình 1.2a và 1.3 SGK ta nhìn thấy mảnh giấy trắng và dây tóc bóng đèn phát sáng vì từ hai vật đó đều có ánh sáng đến mắt ta. Vật nào tự phát ra ánh sáng, vật nào hắt lại ánh sáng do vật khác chiếu tới?

1630646149un7rn033kd

* Lời giải:

– Vật tự phát sáng là dây tóc bóng đèn.

– Vật hắt lại ánh sáng do vật khác chiếu tới là mảnh giấy trắng.

→ Kết luận:

– Dây tóc bóng đèn tự nó phát ra ánh sáng khi có dòng điện chạy qua gọi là nguồn sáng.

– Dây tóc bóng đèn phát sáng và mảnh giấy trắng hắt lại ánh sáng từ vật khác chiếu vào nó gọi chung là vật sáng.

* Câu C4 trang 5 sgk Vật Lý 7:Trong cuộc tranh luận được nêu ở phần mở bài, bạn nào đúng? Vì sao?

“- Thanh đố Hải : Đặt một cái đèn pin nằm ngang trước mắt sao cho không nhìn thấy bóng đèn. Bấm công tắc bật đèn pin, mắt ta có nhìn thấy ánh sáng trực tiếp từ đèn phát ra không ? Vì sao ? (Hình 1.1).

– Hải : Tất nhiên là nhìn thấy vì đèn pin đã được bật sáng.

– Thanh cãi : Đèn không chiếu thẳng vào mắt làm sao mà nhìn thấy được!

Bạn nào đúng ?”

* Lời giải:

– Bạn Thanh đúng vì tuy đèn có bật sáng nhưng không chiếu thẳng vào mắt ta nên ta không nhìn thấy.

* Câu C5 trang 5 sgk Vật Lý 7:Trong thí nghiệm ở hình 1.1, nếu ta thắp một nắm hương để cho khói bay lên ở phía trước đèn pin, ta sẽ nhìn thấy một vệt sáng từ đèn phát ra xuyên qua khói. Giải thích vì sao? Biết rằng khói gồm các hạt nhỏ li ti bay lơ lửng.

* Lời giải:

– Thí nghiệm ở hình 1.1 là: Đặt một cái đèn pin nằm ngang trước mắt sao cho không nhìn thấy bóng đèn. Bấm công tắc bật đèn pin.

– Các hạt khói gồm các hạt nhỏ li ti nên khi được đèn chiếu sáng trở thành vật sáng, các vật sáng nhỏ li ti xép gần nhau tạo thành một vệt sáng truyền đến mắt ta. Do vậy ta sẽ nhìn thấy một vệt sáng từ đèn phát ra xuyên qua khói.

Đến đây các em đã hiểu cách nhận biết ánh sáng, phân biệt được nguồn sáng và vật sáng như thế nào? TH Văn Thủychúc các em học tập tốt, mọi ý kiến đóng góp các em hãy để lại ở dưới bài viết nhé.

Nguyễn Thị Hương Thủy

Cô giáo Nguyễn Thị Hương Thủy tốt nghiệp trường Đại học Sư phạm Hà Nội và hiện đang tham gia giảng dạy môn Ngữ Văn tại trường THPT Chu Văn An. Cô có 20 năm kinh nghiệm giảng dạy, dẫn dắt nhiều thế hệ học sinh đạt những thành tích cao và đặt chân vào các trường đại học danh tiếng. Cô gặt hái được rất nhiều thành công trong sự nghiệp: giải Nhì trong cuộc thi giáo viên giỏi do thành phố Hà Nội tổ chức, tham gia giảng dạy đội tuyển Học sinh giỏi Quốc gia.
Back to top button