Dàn ý cảm nhận về lòng yêu nước qua Sông núi nước Nam và Phó giá về kinh
I. Dàn ý cảm nhận về lòng yêu nước qua Sông núi nước Nam và Phó giá về kinh (Chuẩn)
1. Mở bài
– Khái quát về chủ nghĩa yêu nước trong nền văn học trung đại nói riêng và trong nền văn học Việt Nam nói chung.
– Giới thiệu khái quát về hai bài thơ Sông núi nước Nam và Phò giá về kinh
– Nêu vấn đề cần bàn luận: Lòng yêu nước qua hai bài thơ Sông núi nước Nam và Phò giá về kinh.
2. Thân bài
* Cả hai bài thơ đều thể hiện lòng tự hào, tự tôn dân tộc và khẳng định về chủ quyền lãnh thổ của đất nước
– Sông núi nước Nam
+ Câu 1: Nam đế cư”, điều đó khẳng định nước Nam là của vua Nam, của toàn thể nhân dân nước Đại Việt, không bất cứ kẻ thủ nào có thể xâm hại được.
+ Câu 2: “Thiên thư”, nó chính là chân lí, là niềm tin bất diệt của con người và rõ ràng rằng, sách trời đã phân định lãnh thổ cho nước Nam một cách rõ ràng, rạch mạch – đó là điều không bất cứ ai, không bất cứ điều gì có thể chối cãi và thay đổi.
– Phò giá về kinh
+ Hai câu thơ mở đầu đã tái hiện lại những chiến thắng vang dội và có ý nghĩa quan trọng góp phần vào thắng lợi của quân ta.
+ Sử dụng phép đối và các động từ mạnh “đoạt”, “cầm” kết hợp với nhịp thơ nhanh, dồn dập để từ đó làm bật nổi khí thế hào hùng trong cuộc kháng chiến và bộc lộ niềm tự hào, tự tôn dân tộc.
* Hai bài thơ đều thể hiện ý chí kiên cường và lòng quyết tâm trong cuộc đấu tranh bảo vệ và xây dựng đất nước.
– Sông núi nước Nam
+ Câu 3: Sử dụng hình thức câu hỏi nhưng đằng sau đó nó bộc lộ thái độ mỉa mai, khinh thường hành động trái lòng người, ý trời của bọn giặc xâm lược và qua đó khẳng định niềm tin chiến thắng của quân ta.
+ Câu 4: Khẳng định về quyết tâm chiến thắng của quân và dân ta trong cuộc kháng chiến bảo vệ toàn vẹn lãnh thổ và là lời cảnh báo tới bọn giặc bạo tàn, ngoan cố.
– Phò giá về kinh
+ Câu 3: Ra đời trong những ngày chiến thắng của quân và dân ta, lời thơ như một lời động viên để mọi người cùng chung tay, góp sức xây dựng một đất nước ngày càng thịnh vượng
+ Câu 4: Khẳng định về sự vững bền, trường tồn của đất nước
3. Kết bài
Khái quát về lòng yêu nước được thể hiện qua hai bài thơ và nêu cảm nghĩ của em.
II. Bài văn mẫuCảm nhận về lòng yêu nước qua Sông núi nước Nam và Phó giá về kinh (Chuẩn)
Chủ nghĩa yêu nước là một trong số những nội dung lớn của văn học Việt Nam nói chung và văn học trung đại nói riêng. Và có thể nói, “Sông núi nước Nam” của Lý Thường Kiệt và “Phò giá về kinh” của Trần Quang Khải là những tác phẩm tiêu biểu về chủ nghĩa yêu nước trong kho tàng văn học trung đại Việt Nam. Mặc dù thời gian ra đời của hai tác phẩm cách xa nhau nhưng cả hai tác phẩm đều thể hiện rõ nét lòng yêu nước và tự hào dân tộc.
Như chúng ta đã biết, chủ nghĩa yêu nước là một nội dung lớn của nền văn học từ xưa đến nay và mỗi tác phẩm lại có những cách biểu hiện khác nhau. Và lòng yêu nước qua hai bài thơ “Sông núi nước Nam” và “Phò giá về kinh” trước hết được thể hiện ở lòng tự hào,…(Còn tiếp)
>> Xem bài mẫu đầy đủCảm nhận về lòng yêu nước qua Sông núi nước Nam và Phó giá về kinhtại đây.
———————–HẾT————————
Sông núi nước Nam và Phò giá về kinh là hai bài thơ hay viết về tình yêu nước, lòng tự hào dân tộc. Bên cạnh bàiDàn ý cảm nhận về lòng yêu nước qua Sông núi nước Nam và Phó giá về kinh, các em học sinh có thể tìm hiểu thêm về hai bài thơ này qua việc tham khảo thêm một sốBài văn hay lớp 7 như:Qua hai bài thơ Sông núi nước Nam và Phò giá về kinh, chứng minh nhận định…, Phân tích bài thơ Phò giá về kinh của Trần Quang Khải, Cảm nghĩ về bài Sông núi nước Nam, Phân tích hào khí chiến thắng và khát vọng hoà bình trong bài Phò giá về kinh