Lớp 7

Dàn ý cảm nghĩ về bài thơ Thiên trường vãn vọng

dan y cam nghi ve bai tho thien truong van vong

Dàn ý cảm nghĩ về bài thơ Thiên trường vãn vọng

I. Dàn ý cảm nghĩ về bài thơ Thiên trường vãn vọng (Chuẩn)

1. Mở bài

Giới thiệu bài thơ: “Buổi chiều đứng ở phủ Thiên Trường trông ra” hay “Thiên Trường vãn vọng” là bài thơ mang tình quê thắm thiết của Trần Nhân Tông – một vị vua, nhà văn hóa tiêu biểu của Việt Nam.

2. Thân bài

– Cảm nhận về khung cảnh thôn quê trong hai câu thơ đầu:
+ Không gian thôn trước, thôn sau ẩn hiện nửa hư nửa thực, nửa có nửa không trong màn sương trắng xoá.
+ Chiều muộn thôn quê thanh bình, thơ mộng và yên ả
– Cảm nhận về hình ảnh cuộc sống con người trong hai câu thơ cuối:
+ Tiếng cười nói vui vẻ xen lẫn những tiếng sáo trong văng vẳng của cô bé, cậu bé chăn trâu làm cho không gian bức tranh như bừng tỉnh, rõ nét và tươi sáng hơn.
+ Đàn trâu thong dong đi về gợi nên sự thư thái, thong thả, một nhịp sống từ tốn, nhẹ nhàng nơi thôn dã.
– Cảm nhận về tình yêu quê hương của tác giả

3. Kết bài

Khẳng định giá trị bài thơ: Bài thơ “Buổi chiều đứng ở phủ Thiên Trường trông ra” đã gợi nhắc trong lòng người đọc những xúc cảm tinh tế khi nhớ về quê hương.

II. Bài văn mẫuCảm nghĩ về bài thơ Thiên trường vãn vọng (Chuẩn)

Bài thơ “Buổi chiều đứng ở phủ Thiên Trường trông ra” hay “Thiên Trường vãn vọng” là bài thơ mang tình quê thắm thiết của Trần Nhân Tông – một vị vua, nhà văn hóa tiêu biểu của Việt Nam. Thiên Trường là địa danh quê cũ của Trần Nhân Tông, bài thơ được sáng tác vào dịp tác giả trở về thăm quê, cảnh tượng buổi chiều nơi đây ánh lên sự hòa hợp giữa thiên nhiên và cuộc sống con người, sự gắn bó máu thịt với quê hương.

Thiên Trường – thời xưa là một huyện của tỉnh Nam Định, hay nói cách khác đây là một làng quê nông thôn Bắc Bộ, hai câu thơ đầu cũng chính là lời giới thiệu về mảnh đất quê hương của tác giả:

“Thôn hậu thôn tiền đạm tự yên
Bán vô bán hữu tịch dương biên”

(Trước xóm sau thôn tựa khói lồng
Bóng chiều man mác có dường không)

Với đặc điểm thiên nhiên – khí hậu đặc trưng của đồng bằng Bắc Bộ, vào buổi chiều tà khi mặt trời đã lặn thường có sương xuống, đặc biệt là vào mùa thu,..(Còn tiếp)

>> Xem bài mẫu đầy đủCảm nghĩ về bài thơ Thiên trường vãn vọngtại đây.

——————-HẾT———————-

Trên đây là dàn ý bài Cảm nghĩ về bài thơ Thiên trường vãn vọng, để tìm hiểu thêm về bài thơ, các em học sinh có thể tham khảo thêm một số bài văn hay lớp 7 khác như:Cảm nhận về bức tranh thiên nhiên trong bài thơ Thiên trường vãn vọng, Soạn bài Buổi chiều đứng ở phủ Thiên Trường trông ra, Cảm nhận khi đọc bài thơ Thiên trường vãn vọng, Vẻ đẹp thiên nhiên trong Thiên trường vãn vọng

Nguyễn Thị Hương Thủy

Cô giáo Nguyễn Thị Hương Thủy tốt nghiệp trường Đại học Sư phạm Hà Nội và hiện đang tham gia giảng dạy môn Ngữ Văn tại trường THPT Chu Văn An. Cô có 20 năm kinh nghiệm giảng dạy, dẫn dắt nhiều thế hệ học sinh đạt những thành tích cao và đặt chân vào các trường đại học danh tiếng. Cô gặt hái được rất nhiều thành công trong sự nghiệp: giải Nhì trong cuộc thi giáo viên giỏi do thành phố Hà Nội tổ chức, tham gia giảng dạy đội tuyển Học sinh giỏi Quốc gia.
Back to top button