Dàn ý Phân tích bài ca dao Ơn trời mưa nắng phải thì…Bao nhiêu tấc đất tấc vàng bấy nhiêu
I. Dàn ý Phân tích bài ca dao Ơn trời mưa nắng phải thì (Chuẩn)
1. Mở bài
– Ca dao Việt Nam phản ánh tâm tư tình cảm nhân dân lao động
– Nhiều bài hay, thể hiện tình yêu quê hương, yêu lao động
– Trích dẫn bài ca dao: “Ơn trời mưa nắng phải thì…”
2. Thân bài
– Hai dòng đầu: Cách sử dụng từ đồng âm “thì”, cụm từ “ơn trời” là cách nói bình dị. Cảnh tượng đồng quê thanh bình “bừa cạn”, “cày sâu”…
– Hai dòng tiếp: Vẫn lời ăn tiếng nói nhân dân được vận dụng khéo léo “công lênh”; cách sử dụng hai vế đối xứng “nước bạc”, “cơm vàng” ngợi ca lao động và thành quả tốt đẹp.
– Hai dòng cuối: Lời gọi “ai ơi” tha thiết, trữ tình => Từ đó khuyên phải trân trọng đất đai, chăm cày cấy.
3. Kết bài
– Bài ca dao là khúc ca yêu lao động.
– Em thêm yêu quê hương đất nước mình.
II. Bài văn mẫuPhân tích bài ca dao Ơn trời mưa nắng phải thì (Chuẩn)
Ca dao, dân ca là tiếng lòng của nhân dân lao động, phản ánh tâm tư tình cảm của những con người chân chất. Mà ở tâm hồn của họ, ta có thể nhận thấy tình yêu đối với quê hương, con người, những ước mơ giản dị về một đời sống no ấm. Có rất nhiều bài ca dao Việt Nam đặc sắc, với giá trị nội dung, nghệ thuật cao. Chẳng hạn như bài:
“Ơn trời mưa nắng phải thì,
Nơi thì bừa cạn, nơi thì cày sâu.
Công lênh chẳng quản bao lâu,
Ngày nay nước bạc, ngày sau cơm vàng.
Ai ơi! Đừng bỏ ruộng hoang,
Bao nhiêu tấc đất tấc vàng bấy nhiêu.”
Bài ca dao trên được làm theo thể thơ lục bát, vốn là thể thơ truyền thống chủ yếu trong văn học dân gian Việt Nam. Từ bao đời nay, những làn điệu lục bát ngọt ngào điểm tô cho đời sống tinh thần con người Việt Nam. Cùng với đó là cách sử dụng từ ngữ, hình ảnh rất đỗi bình dị…(Còn tiếp)
>> Xem bài mẫu đầy đủPhân tích bài ca dao Ơn trời mưa nắng phải thìtại đây.